Photobucket

Kỹ năng: Mật Thư

Là một bức thư được viết dưới dạng bí mật. Nhằm giữ kín nội dung mà giữa người gửi và người nhận cần trao đổi.
Các em TNTT học để giải mật thư trong các trò chơi lớn để huấn luyện phản ứng và suy nghĩ nhanh. Đây cũng là một cách giúp các em làm việc chung trong đội.

Mật thư thường có 2 phần: 

  1. Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.
  2. Chìa khóa: Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa là: O=n

Cách Giải Mã Mật Thư: 

  1. Phải hết sức bình tĩnh
  2. Tự tin nhưng không được chủ quan
  3. Nghiên cứu khóa giải thật kỹ
  4. Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết
  5. Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.
  6. Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.
Mật thư là những thông tin truyền đạt được mã hóa buộc người giải phải suy đoán mới giải được. Mật thư có thể chia làm nhiều hệ thống:

1. Hệ thống bảng tra:

Có sẵn do người truyền và người nhận thống nhất với nhau.
  • Mật thư chuồng bò: Căn cứ vào vị trí các chuồng để tìm chữ cái
    Mật Thư
    Mật Thư

  • Mật thư chuồng bồ câu:
    Mật Thư

2. Hệ thống thay thế:

Dựa vào dạng mật thư của Ceasar. Mỗi mẫu tự bản văn được thay thế bằng một ký hiệu nào đó.
Nhận diện: mật thư viết toàn bằng chữ hoặc số (không có nghĩa)
eg. 1, 8, 22, 3/AR hay 010802203-132020/AR hay kzp-ccnnmfi/AR

    Dịch mật thư:
  1. Giải khóa. Tìm xem số hoặc chữ cái đã cho ứng với chữ cái nào trong bảng chữ cái tiếng anh (26 chữ)
  2. Thay khóa tìm được vào bảng chữ cái theo thứ tự
  3. Căn cứ vào bản tin và bảng chữ cái để tìm các chữ cái phải tìm
  4. Ráp các chữ cái tìm được thành chữ có nghĩa
a. Dạng chữ thay chữ: Có nghĩa là một chữ trong bản tin được mã hóa bởi một chữ khác.
  • Thí dụ: O=n Một bằng hai
  • Tin: e2, p2, d, k - m, b2, q, k
  • Giải: Một bằng hai là: A bằng 1, B bằng 2 (đứng thứ tự trong bản chữ cái. 1 = 2 tức là A = B)
  • Thế vào bảng chữ cái:
    • A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
    • b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z a
    • e2, p2, d, k - m, b2, q, k
    • DD OO C J - L AA P J
Các chìa khóa thường thấy như:
  1. Cô người Hếu, mẹ người Bắc (nghĩa là O = U)
  2. Anh bằng tuổi em (nghĩa là N = M)
  3. Em đi chăn dê (nghĩa là M = D)
  4. Bò con ngắm trăng (nghĩa là B = O)
  5. Đội trưởng đi với anh thứ sáu (nghĩa là A = F)
  6. Hát hay không bằng hay hát (nghĩa là H = K)
b. Dạng số thay số một chữ trong bản tin được mã hóa bởi một con số, một dãy số khác.
  • Thí dụ: O=n Trăm năm Kiều vẫn là Kiều
  • Tin: 2, 1, 1, 20, 19 / 11, 8, 1, 21, 20, 19 / AR
  • Giải: Khóa nghĩa là A vẫn đứng đầu, tức là A bằng 1, B bằng 2 (đứng theo thứ tự)
    Thế vào dãy số gồm 26 số:
    • A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
    • 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
    • 2, 1, 1, 20, 19 / 11, 8, 21, 1, 20, 19 => B A A T S / K H U A T S
  • Các chìa khóa thường thấy như:
    1. Áo em ba màu (nghĩa là M = 3)
    2. Mười bảy bẻ gãy sừng Trâu (nghĩa là T = 17)

3. Hệ thống dời chỗ:

Là hệ thống mà trong đó bản tin được mã hóa bằng cách di chuyển nội dung bản văn ie. không dùng ký hiệu mật mã nhưng nó xáo trộn trật tự bản tin.
Thí dụ 1: O=n CAMRANH
  • Tin: RWOIZ - NCLAF - TOTVE - ROQLF - EIOQF - TAAOF - EQISF
  • Giải: Ta thấy có 7 cụm chữ và khóa cũng có 7 ký tự. Cách giải phụ thuộc vào việc dời những cụm chữ vào vị trí thích hợp để ra bản văn. Ta đặt cụm RWOIZ là cụm 1 và cứ thế đến cụm thứ 7 là EQISF. Khóa ta có chữ CAM RANH, ta chọn ký tự A của chữa CAM là 1 (vì đứng đầu bảng chữ cái). Ký tự A của chữ RANH là 2 và cứ thể cho đến 7. Sau đó ta lập bảng sau:

  • C A M R A N H
    3 1 5 7 2 6 4
    T R E E N T R
    O W I Q C A O
    T O O I L A Q
    V I Q S A O L
    E Z F F F F F
  • Đáp: TRÊN TRỜI CAO TÔI LÀ VÌ SAO LẺ
Thí dụ 2: O=n Trọng Thủy ra khỏi thành
U N H E S
A T A V E
H M * A E
N E H N Q
Q G N U C
  • Giải: Đi theo hình bắc đầu từ * sang phải, xuống một, trái, lên, phải đi theo hình vuồng thì ta sẽ được:
    "ANH EM TA VỀ CÙNG NHAU NHÉ"
Thí dụ 3: O=n Mưa rơi hướng Đông Nam
K 7 2 E H
Z H V 0 Q
A Q O U 0
Z S U E I
  • Giải: Đọc theo hương Đồng Nam (SouthEast), chữ Z không có nghĩa, chỉ có tác dụng thêm cho đủ chữ:
    "HÈ 2007 VUI KHỎE QUÁ"
Thí Dụ 4: O=n Được ngọc
  • Tin: ZODDSTAADDQGNWOUDDOEHTIDD
  • Giải: Ta đọc khóa "Được ngọc" là "Đọc ngược". Vậy giải ra là:
    "ĐI THEO ĐƯỜNG ĐẤT ĐỎ"

4. Hệ thống ấn dấu:

Các ý nghĩa của bản văn được giấu kín bằng chữ, bằng cụm chữ, bằng số và bằng nhiều dạng ký tự khác ie. bản tin vẫn giữ bình thường và không được thay thế bằng ký hiệu mật mã, nhưng lại được ngụy trang dưới một hình thức khác.
  • Thí dụ: O=n Một sống, một chết
  • Tin: T O R M A F I N J N H O E R Q A
  • Giải: khóa nghĩa là 1 chữ giữ lại (sống), 1 chữ bỏ đi (chết)
    "TRAIJHEQ – TRẠI HÈ" 




Các bạn có thể xem các dạng mật thư ở đây

0 nhận xét

Leave a Reply

Cảm ơn bạn đã đọc và cho ý kiến về bài viết.
>>> Để nhận xét:
1. Ở phần "Nhận xét với tư cách" bạn chọn phần "Tên/URL".
2. Bạn nhập tên của mình vào và ở mục URL bạn nhập tên và ".com" (Ví dụ: Tên: Vidu, URL:vidu.com) Và click "Tiếp Tục"
3. Và sau đó bạn chỉ cần nhận xét bài viết của mình và click "Đăng nhận xét"...

>>>Hân hạnh được đón tiếp bạn tại trang web "Con Yêu Mến Chúa!" . Hy vọng đây sẽ là nơi bổ ích và thú vị cho bạn. Rất mong nhận được sự đóng góp của bạn để cùng nhau xây dựng "Con Yêu Mến Chúa!" ngày 1 lớn mạnh.

Thân ái,
Cảm ơn bạn!