Phúc Âm ghi lại lời Giêsu nói: Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao? (Lc 11, 13).
Vậy điều gì xảy ra? Tại sao Chúa Giêsu gọi chúng ta là kẻ xấu?
Hãy kiểm tra và chuyển ngữ tốt. Cách diễn tả của người Hy lạp là πονηροὶ ὑπάρχοντες (poneroi hyparchontes). Ngày nay poneroi được định nghĩa trong tự điển Hy lạp là “xấu, thuộc bản chất xấu hoặc tình trạng xấu”. Nhưng cũng được định nghĩa là “đầy nặng nhọc, phiền toái, thử thách”. Và hyparchontes được dịch là “từ khởi đầu” hoặc “vốn dĩ, cố hữu”.
Như vậy dịch “anh em là kẻ xấu” có thể chính xác. Có thể dịch chính xác hơn là “Nếu anh em vốn là những kẻ xấu” hoặc cũng có thể được diễn tả là “Nếu anh em là những người xấu ngay từ đầu…”.
Nếu chúng ta lấy nghĩa thứ hai của poneroi thì nó có thể được giải thích: “Nếu anh em đầy khổ nhọc…”. Tuy nhiên, tôi kiểm tra hằng chục bản dịch tại Biblos.com và không bản dịch nào giải thích theo nghĩa thứ hai. Các bản dịch đó chỉ nói đơn giản: “Nếu anh em là kẻ xấu…”.
Vậy điều đó có vẻ là sự phân tích mấu chốt của bản văn bằng tiếng Hy lạp mà chúng ta “bị kẹt” với thực tế Chúa Giêsu gọi chúng ta là “kẻ xấu”.
Lời chú giải nói gì? Thật thú vị trong 7 cách chú giải hiện đại mà tôi tra cứu, không chú giải nào đề cập cách giải thích này. Tuy nhiên một số Nghị phụ đề cập kiểu diễn tả này:
1. Cyril thành Alexandria nói: Khi Chúa Giêsu nói “anh em là kẻ xấu”, Ngài có ý nói “những người có thể bị ảnh hưởng điều xấu và không có thiên hướng tốt như Thiên Chúa (Chú giải về Luca, Bài giảng 79).
2. Bede giải thích ý nghĩa: Con người nào cũng chết, yếu đuối và chịu gánh nặng xác thịt tội lỗi, không từ chối trao điều tốt mình có cho con cái mà mình yêu thương, dù chúng trần tục và yếu đuối (Bài giảng về Phúc âm 2,14).
3. Bede cũng nói ở chỗ khác: Ngài gọi những người yêu thế gian là kẻ xấu, những người trao các điều đó mà họ cho là đúng tùy ý nghĩa của họ, những điều đó cũng tốt về bản chất, và hữu ích để giúp đỡ cuộc sống bất toàn. Từ đó Ngài nói thêm: “[Họ] biết cách trao điều tốt cho con cái họ”. Ngay cả các Tông đồ, nhờ việc được tuyển trạch mà vượt quá điều tốt của nhân loại nói chung, cũng bị coi là xấu khi so sánh với điều tốt lành của Thiên Chúa, vì không có điều gì tốt lành trừ một mình Thiên Chúa (Trích dẫn từ Catena Aurea ở Lc 11, 13).
4. Athanasius nói: Nếu Chúa Thánh Thần không thuộc về bản chất của Thiên Chúa, Đấng nhân lành, thì Ngài không được gọi là nhân lành, vì Chúa Giêsu từ chối được gọi là nhân lành, vì Ngài đã làm người (Trích dẫn từ Catena Aurea ở Lc 11, 13).
1. Có vẻ như Chúa Giêsu nói bằng cách so sánh hoặc cấp độ ở đây. Có thể Ngài không có ý nói rằng chúng ta là kẻ xấu theo nghĩa tuyệt đối, mà chúng ta là kẻ xấu khi so sánh với Thiên Chúa, Đấng tốt lành tuyệt đối. Ngôn ngữ Do Thái và Xy-ri có chiều hướng thiếu từ ngữ so sánh và điều này nghĩa là người Do Thái xưa thường dùng các phạm trù tuyệt đối để nêu ra cách so sánh hoặc cấp độ. Chẳng hạn ở chỗ khác Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng chúng ta phải ghét cha mẹ, con cái, ngay cả chính mình, và chúng ta phải yêu mến Ngài (x. Lc 14, 26). Điều này không có nghĩa là chúng ta xem thường gia đình và tha nhân theo nghĩa đen. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải yêu Chúa Giêsu hơn những người khác. Người Do Thái xưa nói cách này và dùng nhiều cách nói mà chúng ta coi là ngoa ngữ (cường điệu) vì thiếu từ ngữ so sánh trong tiếng Do Thái và Xy-ri. Do đó, khi gọi chúng ta là “kẻ xấu” thì Chúa Giêsu không có ý nói theo nghĩa tuyệt đối mà chỉ nêu lên sự so sánh theo kiểu Do Thái. Vì thế, trong ngôn ngữ hiện đại chúng ta có thể nói “Vậy nếu anh em không thánh thiện bằng Thiên Chúa và có xu hướng phạm tội thì hãy biết cho con cái điều tốt, Thiên Chúa tốt lành biết bao, Ngài tuyệt đối tốt lành và không có xu hướng phạm tội, sao Ngài lại không ban Thánh Thần cho những ai kêu xin Ngài?”.
2. Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn trọng ở đây cũng như không đơn giản giảm bớt kiểu nói cường điệu của Do Thái và đơn giản là viết lại như tôi đã làm. Điểm cường điệu không thể bị bỏ lỡ hoặc bỏ qua. Thực sự Ngài quá tốt lành đến nỗi mọi thứ khác rất xấu khi so sánh với Ngài. Cách ngoa ngữ nhấn mạnh sự tốt lành tuyệt đối của Thiên Chúa. Chúng ta không tốt lành nếu tách khỏi sự tốt lành của Thiên Chúa. Nếu chúng ta thông phần tốt lành của Ngài, đó chỉ là cực tiểu (vi phân trong toán học) khi so sánh với Thiên Chúa. Do đó, như Bede nói ở trên: Ngay cả các Tông đồ, nhờ việc được tuyển trạch mà vượt quá điều tốt của nhân loại nói chung, cũng bị coi là xấu khi so sánh với điều tốt lành của Thiên Chúa, vì không có điều gì tốt lành trừ một mình Thiên Chúa.
3. Như một minh họa. Đôi khi chúng ta diễu cợt một người chạy đua thua cuộc bằng cách nói: “Tay kia chạy qua mặt bạn quá nhanh đến nỗi thấy bạn như đứng im vậy!”. Đó là nói cường điệu. Tuy nhiên, cách cường điệu có ý tạo một điểm thực tế: Ngài vượt hẳn bạn. Ngay khi Chúa Giêsu dùng cách nói cường điệu và phạm trù tuyệt đối, chúng ta vẫn không thể bỏ qua điểm này: Dù chúng ta có điều gì tốt lành thì chúng ta thực sự thông phần sự tốt lành của Thiên Chúa. Ngài quá vĩ đại đến nỗi sự tốt lành của chúng ta khả dĩ được coi là tốt lành.
4. Ngay Chúa Giêsu cũng từ chối danh xưng “tốt lành” cho mình theo thuật ngữ nhân loại. Trong Phúc âm theo Thánh Mác-cô chúng ta có mẩu đối thoại này: Đức Giêsu vừa lên đường thì có một người chạy đến quỳ xuống trước mặt Ngài và hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?" Đức Giêsu đáp: "Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa” (Mc 10, 17-18). Cũng như Thiên Chúa, Đức Giêsu nhân lành. Người ta sẽ tranh luận rằng theo nhân tính vô tội thì Chúa Giêsu cũng vẫn tốt lành. Nhưng, giả sử chúng ta chỉ coi Ngài là con người bình thường, Chúa Giêsu xác định chỉ một mình Thiên Chúa tốt lành.
5. Cuối cùng, vậy là đến lúc dành cho chiếc bánh khiêm nhường. Có thể Chúa Giêsu không có ý nói chúng ta là kẻ xấu và không gì tốt trong chúng ta. Nhưng MỘT MÌNH Thiên Chúa tuyệt đối tốt lành. Và Ngài tốt đến nỗi chúng ta chỉ có thể được coi là không gì khác hơn là xấu trước sự tốt lành vô biên của Ngài. Chiếc bánh khiêm nhường không có nhiều đường trong đó chăng?
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Archdiocese of Washington)