Vừa đọc Phúc Âm hôm nay, người ta có cảm tưởng Ðức Giêsu đến để ban hành bộ luật mới, nghiêm ngặt và phức tạp hơn luật cũ. Tuy nhiên Chúa đến không phải để phá luật cũ, và ban hành luật mới. Chúa đến để kiện toàn luật pháp, nghĩa là cho loài người một ý thức mới về việc giữ luật. Chúa đòi hỏi ngườt ta sống tinh thần luật pháp, hơn là giữ luật bề ngoài theo hình thức. Kiện toàn lề luật có nghĩa là vượt lên trên lề luật. Vượt lên trên lề luật không có nghĩa là phá luật, nhưng là tìm cho ra ý nghĩa và mục đích của việc giữ luật. Nếu luật pháp nhằm phục vụ con người, thì khi quyền sống của con người bị đe dọa, thì người ta có thể lỗi luật.
SỐNG TINH THẦN LUẬT
Chúa nhật 6 Thường Niên, Năm A
Hc 15,15-20; lCr 2,6-10; Mt 5,17-37
Chúa nhật 6 Thường Niên, Năm A
Hc 15,15-20; lCr 2,6-10; Mt 5,17-37
Ðời xưa khi chưa có chữ viết, thì mỗi dân tộc sống theo những bộ tập tục, được truyền khẩu từ đời nọ qua đời kia, qui định những cách cư xử trong bộ lạc và trong xã hội. Khi người ta không giữ những tập tục cư xử đã được bộ lạc và xã hội qui định, thì sẽ xảy ra những chuyện xung khắc trong xã hội. Tới khi con người phát minh ra chữ viết, thì những tập tục đó được ghi chép lại thành luật pháp. Luật pháp có thể đơn giản hay phức tạp là tuỳ theo đà tiến của mỗi xã hội, về những phương diện văn hoá, kinh tế, xã hội, khoa học... Luật pháp của những quốc gia tiến bộ có thể bao trùm mọi phương diện trong đời sống, từ luật tự do thờ phượng, cho tới luật đi đường chẳng hạn.
Mục đích của luật pháp được ban hành, không phải để kiềm chế, nhưng để giải phóng con người, để văn minh hoá loài người và để bảo vệ nhân phẩm của con người. Nếu một quốc gia không có luật pháp, hay không áp dụng luật pháp cách đúng đắn, thì sẽ xảy ra một trong hai tình trạng sau đây: Thứ nhất, người ta có thể chọn sống theo lề luật đã được Thượng đế ghi khắc vào tâm khảm con người, nghĩa là sống theo luật lương tâm ngay chính. Thứ hai người ta có thể áp dụng luật rừng. Và khi luật rừng được áp dụng, thì sự tàn khốc, tai hại sẽ giáng trên những người thân cô thế yếu. Quan sát người ta thấy khi một đoàn thể, một tổ chức hay một quốc gia không có luật pháp, hay không thi hành luật pháp và người dân cũng không thi hành luật pháp, sẽ đưa đến tình trạng vô trật tự và rối loạn trong xã hội.
Luật Chúa ban ra nhằm hướng dẫn đời sống con người, để thăng tiến hoá con người. Thiên Chúa ban lề luật, đồng thời cũng ban tự do lựa chọn. Sự tự do lựa chọn đó đã được ghi lại trong sách Huấn Ca hôm nay: Nếu ngươi muốn tuân giữ các giới răn Ta, là tùy ở ngươi (Hc 15,15). Nếu loài người tuân giữ các giới răn, Chúa hứa sẽ ban cho họ sự khôn ngoan. Ðó là sự khôn ngoan mà thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Corintô đã làm tương phản với sự khôn ngoan của người đời (1Cr 2,6).
Vừa đọc Phúc Âm hôm nay, người ta có cảm tưởng Ðức Giêsu đến để ban hành bộ luật mới, nghiêm ngặt và phức tạp hơn luật cũ. Tuy nhiên Chúa đến không phải để phá luật cũ, và ban hành luật mới. Chúa đến để kiện toàn luật pháp, nghĩa là cho loài người một ý thức mới về việc giữ luật. Chúa đòi hỏi ngườt ta sống tinh thần luật pháp, hơn là giữ luật bề ngoài theo hình thức. Kiện toàn lề luật có nghĩa là vượt lên trên lề luật. Vượt lên trên lề luật không có nghĩa là phá luật, nhưng là tìm cho ra ý nghĩa và mục đích của việc giữ luật. Nếu luật pháp nhằm phục vụ con người, thì khi quyền sống của con người bị đe dọa, thì người ta có thể lỗi luật.
Chính Ðức Giêsu cũng đã lỗi luật Môsê đôi lần khi Người chữa bệnh trong ngày Sa-bát, là ngày lễ nghỉ và khi người làm ngơ cho các môn đệ bất bông lúa mì để ăn vì đói. Vì thế mà Ðức Giêsu bị người Pharisêu coi là một tay phản động, có ý đến để phá đổ tập tục cổ truyền của cha ông họ. Tuy nhiên việc phạm luật đó vẫn có thể kiện toàn lề luật được, vì mục đích của luật không phải để áp bức, nhưng để bảo vệ và giải phóng con người khỏi sống theo bản năng và luật rừng. Nói đến việc lỗi luật, người ta phải phân biệt luật Thiên Chúa và luật loài người. Ðối với luật Thiên Chúa thì không ai có quyền hủy bỏ. Vì thế khi mà luật loài người mâu thuẫn với luật Thiên Chúa, thì người tín hữu theo lương tâm ngay thẳng, phải bày tỏ lập trường.
Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu trưng ra ba điều luật trong mười giới răn. Ðiều luật Thứ Năm dạy phải tôn trọng mạng sống. Người Pharisêu công nhận điều răn này. Tuy nhiên họ lại dung thứ cho việc ghen ghét, báo oán, tham lam... là căn nguyên của việc giết người. Vì thế Ðức Giêsu bảo họ phải loại trừ cái rễ hơn là phất cái ngọn. Ðiền răn Thứ Sáu cấm ngọai tình. Ðức Giêsu bảo họ phải tránh ngoại tình trong tư tưởng và ước muốn. Muốn được vậy Chúa bảo phải canh chừng con mắt, lỗ tai và miệng lưỡi.
Còn Giới răn Thứ Hai dạy cấm thề gian. Ðức Giêsu bảo không cần thề thốt chi cả, mà có sao thì nói vậy. Cho rằng việc thề ngay cũng là phạm đến danh Chúa. Cũng trong Phúc Âm hôm nay, Chúa căn dặn: Nếu anh em ăn ở không công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời (Mt 5,20). Nhóm kinh sư và Pharisêu thời Ðức Giêsu phân biệt 613 khoản phụ luật để giải thích Mười Giới Răn Chúa. Những khoản phụ luật này rất rườm rà và nhiều khi còn làm lu mờ giới răn Chúa nữa.
Người kinh sư và Pharisêu thường bị Ðức Giêsu quở trách, gọi họ là giả hinh, vì họ giữ luật câu nệ vào hình thức bên ngoài, mà lòng họ xa Chúa. Vậy nếu người kinh sư và Pharisêu trong Cựu Ước đã làm sai lạc ý nghĩa của đạo giáo, bằng cách giữ luật theo hình thức bề ngoài, thì người tín hữu đời nay cũng có thể tự lừa dối mình bằng cách giữ những điều kiện tối thiểu của đạo giáo. Sau Công Ðồng Vaticanô II, những luật lệ của Giáo Hội được đơn giản hoá. Ðiều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng việc giữ đạo đã trở nên lỏng lẻo. Thực sự thì những thay đổi sau Công Ðồng Vaticanô II là nhắm khuyến khích người Công giáo tự nguyện sống đạo, tự nguyện ăn chay, kiêng thịt, tự nguyện hi sinh hãm mình và làm việc từ thiện bác ái.
Lời cầu nguyện xin cho được biết tuân giữ luật chính đáng:
Lạy Chúa, Chúa là Ðấng khôn ngoan và thông biết mọi sự!
Chúa đã ban giới luật cho loài người.
Xin dạy con biết sống theo luật Chúa
để con được hưởng nhờ sự khôn ngoan.
Xin cho luật pháp dân sự được phản ảnh luật Chúa
vì mọi lề luật là do bởi Chúa.
Cũng xin dạy con biết giữ luật công bình của xã hội
để trật tự và công ích được duy trì. Amen.
Mục đích của luật pháp được ban hành, không phải để kiềm chế, nhưng để giải phóng con người, để văn minh hoá loài người và để bảo vệ nhân phẩm của con người. Nếu một quốc gia không có luật pháp, hay không áp dụng luật pháp cách đúng đắn, thì sẽ xảy ra một trong hai tình trạng sau đây: Thứ nhất, người ta có thể chọn sống theo lề luật đã được Thượng đế ghi khắc vào tâm khảm con người, nghĩa là sống theo luật lương tâm ngay chính. Thứ hai người ta có thể áp dụng luật rừng. Và khi luật rừng được áp dụng, thì sự tàn khốc, tai hại sẽ giáng trên những người thân cô thế yếu. Quan sát người ta thấy khi một đoàn thể, một tổ chức hay một quốc gia không có luật pháp, hay không thi hành luật pháp và người dân cũng không thi hành luật pháp, sẽ đưa đến tình trạng vô trật tự và rối loạn trong xã hội.
Luật Chúa ban ra nhằm hướng dẫn đời sống con người, để thăng tiến hoá con người. Thiên Chúa ban lề luật, đồng thời cũng ban tự do lựa chọn. Sự tự do lựa chọn đó đã được ghi lại trong sách Huấn Ca hôm nay: Nếu ngươi muốn tuân giữ các giới răn Ta, là tùy ở ngươi (Hc 15,15). Nếu loài người tuân giữ các giới răn, Chúa hứa sẽ ban cho họ sự khôn ngoan. Ðó là sự khôn ngoan mà thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Corintô đã làm tương phản với sự khôn ngoan của người đời (1Cr 2,6).
Vừa đọc Phúc Âm hôm nay, người ta có cảm tưởng Ðức Giêsu đến để ban hành bộ luật mới, nghiêm ngặt và phức tạp hơn luật cũ. Tuy nhiên Chúa đến không phải để phá luật cũ, và ban hành luật mới. Chúa đến để kiện toàn luật pháp, nghĩa là cho loài người một ý thức mới về việc giữ luật. Chúa đòi hỏi ngườt ta sống tinh thần luật pháp, hơn là giữ luật bề ngoài theo hình thức. Kiện toàn lề luật có nghĩa là vượt lên trên lề luật. Vượt lên trên lề luật không có nghĩa là phá luật, nhưng là tìm cho ra ý nghĩa và mục đích của việc giữ luật. Nếu luật pháp nhằm phục vụ con người, thì khi quyền sống của con người bị đe dọa, thì người ta có thể lỗi luật.
Chính Ðức Giêsu cũng đã lỗi luật Môsê đôi lần khi Người chữa bệnh trong ngày Sa-bát, là ngày lễ nghỉ và khi người làm ngơ cho các môn đệ bất bông lúa mì để ăn vì đói. Vì thế mà Ðức Giêsu bị người Pharisêu coi là một tay phản động, có ý đến để phá đổ tập tục cổ truyền của cha ông họ. Tuy nhiên việc phạm luật đó vẫn có thể kiện toàn lề luật được, vì mục đích của luật không phải để áp bức, nhưng để bảo vệ và giải phóng con người khỏi sống theo bản năng và luật rừng. Nói đến việc lỗi luật, người ta phải phân biệt luật Thiên Chúa và luật loài người. Ðối với luật Thiên Chúa thì không ai có quyền hủy bỏ. Vì thế khi mà luật loài người mâu thuẫn với luật Thiên Chúa, thì người tín hữu theo lương tâm ngay thẳng, phải bày tỏ lập trường.
Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu trưng ra ba điều luật trong mười giới răn. Ðiều luật Thứ Năm dạy phải tôn trọng mạng sống. Người Pharisêu công nhận điều răn này. Tuy nhiên họ lại dung thứ cho việc ghen ghét, báo oán, tham lam... là căn nguyên của việc giết người. Vì thế Ðức Giêsu bảo họ phải loại trừ cái rễ hơn là phất cái ngọn. Ðiền răn Thứ Sáu cấm ngọai tình. Ðức Giêsu bảo họ phải tránh ngoại tình trong tư tưởng và ước muốn. Muốn được vậy Chúa bảo phải canh chừng con mắt, lỗ tai và miệng lưỡi.
Còn Giới răn Thứ Hai dạy cấm thề gian. Ðức Giêsu bảo không cần thề thốt chi cả, mà có sao thì nói vậy. Cho rằng việc thề ngay cũng là phạm đến danh Chúa. Cũng trong Phúc Âm hôm nay, Chúa căn dặn: Nếu anh em ăn ở không công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời (Mt 5,20). Nhóm kinh sư và Pharisêu thời Ðức Giêsu phân biệt 613 khoản phụ luật để giải thích Mười Giới Răn Chúa. Những khoản phụ luật này rất rườm rà và nhiều khi còn làm lu mờ giới răn Chúa nữa.
Người kinh sư và Pharisêu thường bị Ðức Giêsu quở trách, gọi họ là giả hinh, vì họ giữ luật câu nệ vào hình thức bên ngoài, mà lòng họ xa Chúa. Vậy nếu người kinh sư và Pharisêu trong Cựu Ước đã làm sai lạc ý nghĩa của đạo giáo, bằng cách giữ luật theo hình thức bề ngoài, thì người tín hữu đời nay cũng có thể tự lừa dối mình bằng cách giữ những điều kiện tối thiểu của đạo giáo. Sau Công Ðồng Vaticanô II, những luật lệ của Giáo Hội được đơn giản hoá. Ðiều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng việc giữ đạo đã trở nên lỏng lẻo. Thực sự thì những thay đổi sau Công Ðồng Vaticanô II là nhắm khuyến khích người Công giáo tự nguyện sống đạo, tự nguyện ăn chay, kiêng thịt, tự nguyện hi sinh hãm mình và làm việc từ thiện bác ái.
Lời cầu nguyện xin cho được biết tuân giữ luật chính đáng:
Lạy Chúa, Chúa là Ðấng khôn ngoan và thông biết mọi sự!
Chúa đã ban giới luật cho loài người.
Xin dạy con biết sống theo luật Chúa
để con được hưởng nhờ sự khôn ngoan.
Xin cho luật pháp dân sự được phản ảnh luật Chúa
vì mọi lề luật là do bởi Chúa.
Cũng xin dạy con biết giữ luật công bình của xã hội
để trật tự và công ích được duy trì. Amen.