Chương 2: Du Nhập Vào Việt Nam Qua Các Giai Đoạn Hình Thành và Phát Triển
A. NGHĨA BINH THÁNH THỂ (1929-1965)
Năm 1929, hai linh mục dòng Xuân Bích (Saint Sulpice) là Leon Paliard (cha Lý) và Paul Urureau (cha Đoán) được cử sang Đông Dương tìm nơi thuận tiện để mở Đại Chủng Viện và phát động “Đạo Binh Thánh Thể” ở Đông Dương và giúp đỡ công việc truyền giáo, nên đã mang Croisade Eucharistique vào Việt Nam. Đồng thời cha P. Depaulis (cha Hương) ở địa phận Hà Nội thấy kết quả tốt đẹp của Nghĩa Binh Thánh Thể, nên cha đã khuyến khích các học sinh trường Hoàng Nguyên biên thư cho các học sinh trường nhà Chung Hà Nội (sau là trường Dũng Lạc) nói về lợi ích của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể và xin thành lập tại Bắc Việt.
(Đạo Binh Thánh Giá hay Thập Tự Quân, Việt Nam không có liên hệ gì đến đoàn Thập Tự Quân hay “Đạo Binh” của thời trung cổ, mà chỉ có những đoàn quân thiện nguyện chiến đấu vì chính nghĩa để giành độc lập cho đất nước khi bị ngoại xâm. Những đoàn quân hào hùng đó được gọi là Nghĩa Binh, cũng có thời gọi là Nghĩa Quân. Các vị chỉ huy hay những anh hùng độc lập thì được gọi là Nghĩa Sĩ.
Thế nên, thay vì chuyển dịch từ ngữ "Đạo Binh" (Croisade), cha ông chúng ta, với sự linh ứng của Chúa Thánh Thần, đã dùng một danh xưng tuyệt vời:" Hội Nghĩa Binh Thánh Thể", danh xưng đó không những là một cái áo mới cho thân xác cũ, mà là một thân thể mới với một tinh thần mới. Chỉ nghe danh xưng cũng đủ biết được hai nội dung chính: Bảo vệ Hội Thánh chống lại sự xâm lăng của ma quỷ nơi các tâm hồn, nhất là tâm hồn người trẻ bằng sự Cầu Nguyện, tôn sùng mầu nhiệm Thánh Thể Chúa).
Người viết thư cho học sinh Hà Nội là cậu Giuse Nguyễn Văn Vinh tức cha Vinh, lá thư đầu tiên ấy đề ngày 15 tháng 8 năm 1931 tại Meudon.
Nơi khởi sự Nghĩa Binh Thánh Thể đầu tiên tại miền Bắc là Đại Chủng Viện Saint Sulpice, Liễu Giai, gần Hà Nội do các linh mục Hội Xuân Bích Pháp lãnh trách nhiệm huấn luyện các đại chủng sinh được gởi đến từ khắp các giáo phận. Nhưng thành lập chính thức Hội Nghĩa Binh đầu tiên là ở trường Chủng Viện Thầy Dòng Éucole Puginier Hà Nội do các sư huynh trường Thiện Giáo điều hành, mang mục đích thuần tuý đạo đức; Bước khởi đầu thành lập nào cũng ngỡ ngàng và đầy khó khăn tại một đất nước xa lạ, Nghĩa Binh Thánh Thể (NBTT) đã dần dần chinh phục được cảm tình của Giáo Hội địa phương và lan dần vào các họ đạo để quy tụ các em thiếu nhi thành một Hội Cầu Nguyện, đặc biệt là sùng kính Thánh Thể Chúa. Từ Hàng Giám Mục đến các linh mục đang cai quản ở các điạ hạt và các giáo xứ chung quanh, đều thấy được nét đẹp tinh thần của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể và Hội được sự khích lệ và tán thành của Đức Khâm Sứ Dreyer, Hàng Giám Mục và Linh Mục nên không bao lâu Hội đã lan tràn ra thật mau trong thập niên 30 này.
KHỞI ĐẦU VÀ LAN RỘNG
1931, thành lập hai địa phận chủ yếu là Hà Nội và Huế.
· Địa phận Hà Nội:
Hàng Giáo Phẩm và giáo dân trong các địa phận hoan nghênh Phong Trào Nghĩa Binh, các Bề Trên nhiệt thành khuyết khích việc truyền bá Hội, vì thế mà Hội chóng bành trướng đi các nơi lân cận.
Đức Khâm Sứ Dreyer đã biểu dương ý tưởng của Ngài trong một văn thư phúc đáp bằng cách khuyến khích cha Paliard thành lập Hội Nghĩa Binh và chúc lành cho Hội và trong mọi lúc và ở mọi nơi Đức Khâm Sứ vẫn thường nhắc đến ích lợi của Hội Nghĩa Binh đã thành lập trong các xứ. Để hưởng ứng những lời của Đức Khâm Sứ các Giám Mục địa phương đã cố gắng cho thành lập các Hội trong giáo phận của mình, bắt đầu là Đức Cha Gendreau Đông rất vui mừng khi thấy cha Paliard tới xin phép để thành lập Hội Nghĩa Binh và còn cho phép cha xuất bản tờ tạp chí Nghĩa Binh làm cơ quan cổ động.
Đoàn binh đầu tiên khấn vào ngày 1 tháng 12 năm 1931, đây là một ngày đáng ghi nhớ nhất của tất cả các Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam. Trước mặt 3 Đức Giám Mục, 9 linh mục và tất cả các thầy Dòng, có 25 Nghĩa Binh được nhận vào Hội, trong đó ngoài 25 hội viên ngoại quốc, có 2 hội viên Việt Nam là Giuse Thưởng và Phaolô Khánh.
Đoàn Kẻ Sở chính thức thành lập ngày 25 tháng 5 năm 1932 do Đức Cha Gendreau chủ sự.
Đoàn Kẻ Vôi cùng được thành lập và có quy củ rất rõ ràng, đoàn này lúc ban đầu cũng có giao thiệp với đoàn Fontainebleau bên Pháp.
Đoàn Tân Lạc (thuộc xứ Kẻ Sét) do cha Uzereau thành lập ngày 7 tháng 8 năm 1932, ban đầu cũng giao thiệp với đoàn La Tranche bên Pháp.
Ngày 12 tháng 1 năm 1932 trường xứ Hà Nội có 9 học sinh tuyên hứa: André Phụng, Giuse Trường, Giuse Thắng, Antoine Quý, Thomas Toàn, Phanxicô Xaviê Phổ và Antôn Miên.
Về trẻ nữ, đoàn đầu tiên thành lập ngày 13 tháng 1 năm 1932 tại trường học các bà phước phố nhà Chung, đoàn này gồm 10 hội viên: Maria Quế, Maria Đạt, Anna Phi, Maria Căn, Maria Hồng, Anna Bông, Têrêxa Châm, Agnès Vương, Maria Madalena Mão và Maria Thọ.Tiếp đó đến hai đoàn trẻ nữ tại trường Sainte Marie ngày 4-3-1932 và 24-5-1932 cũng được tuyên thệ. Rồi đến các đoàn khác ở thôn quê được thành lập: Đoàn Đồng Cháy, Đoàn Hà Nội, Đoàn Cổ Liên…
· Địa phận Huế:
Địa phận Huế có Nghĩa Binh vào cuối năm 1931, đoàn Nghĩa Binh đầu tiên là đoàn Ando Tây được thành lập vào cuối năm 1931, còn các đoàn khác thì được thành lập từ năm 1935 như: Đoàn Nước Ngọt, Phủ Cam, Dốc Sơ, Kim Đôi, Xuân Long, Nước Mặn… Điểm nổi bật nhất của địa phận Huế là kỳ Đại Hội Lavang được tổ chức từ ngày 17 đến 19 tháng 8 năm 1938, địa phận đã được hân hạnh tiến cử 400 Nghĩa Binh do cha Giuse Quý đứng đầu đưa đi đại diện và trình bày với Đức Cha địa phận về tình hình Nghĩa Binh. Dựa theo bản tường trình đó thì Nghĩa Binh của địa phận Huế đã có cơ sở vững vàng và hoạt động mạnh.
1932, thành lập tại Phát Diệm và Thanh Hoá
· Địa phận Phát Diệm:
Hội Nghĩa Binh ở địa phận Phát Diệm thành lập từ năm 1932 do chính cha Lương xứ Phát Diệm thành lập cùng có sự nâng đỡ của Đức Cha Nguyễn Bá Tòng rất thương mến Nghĩa Binh, ngày 15/8/1934, Ngài có gởi cho cha chủ nhiệm tạp chí Nghĩa Binh một bức thư cám ơn và chúc lành cho tạp chí cùng Hội Nghĩa Binh Thánh Thể. Được sự ủng hộ ở khắp mọi nơi trong giáo phận, tinh thần đức tin của giáo hữu ngày càng lớn mạnh, nên việc tổ chức hoặc thành lập Hội Nghĩa Binh rất dễ dàng. Hầu hết ở các nơi trong địa phận ai cũng hiểu rằng: cho con cái gia nhập Hội Nghĩa Binh Thánh Thể là một vinh dự cho gia đình.
Về việc huấn luyện tuy chưa được hoàn toàn, nhưng nhiều nơi trong giáo phận đã tổ chức được những Hội Nghị. Hội Nghị đầu tiên được tổ chức vào tháng 12 năm 1937, và quy tụ được gần 3,000 Nghĩa Binh về tham dự để nghe Đức Khâm Sứ Dreyer, Đức Cha Nguyễn Bá Tòng và các cha Tuyên Uý khuyến khích và thôi thúc.
· Địa Phận Thanh Hoá:
Thanh Hoá là một địa phận mới được tách ra khỏi địa phận Phát Diệm, Hội Nghĩa Binh có từ khi còn chung với giáo phận Phát Diệm, nên Hội hoạt động và phát triển dễ dàng, nhất là trong các xứ đạo miền Châu Thổ; Còn miền Châu Lào thì sự gầy dựng rất khó khăn, cho đến năm 1940 số hội viên được khá đông, nhưng sự phát triển không được khả quan như lúc ban đầu.
Điểm nổi bật nhất trong năm này là các tài liệu được các Nghĩa Binh học tập rất phấn khởi.
· Quy luật và tài liệu huấn luyện của Nghĩa Binh Thánh Thể ra đời. Các tài liệu mà Nghĩa Binh Thánh Thể thường dùng để huấn luyện:
· Sacerdos Indosinensis. Sacerdos Indosinensis là một tờ nguyệt san và là cơ quan ngôn luận chính thức của hàng giáo sĩ Ðông Dương do Ðức Giám Mục Costantino Ayuti quốc tịch Italia quyết định cho xuất bản. Tờ báo được giao cho thừa sai Cadière Cả thực hiện và làm chủ nhiệm. Số đầu tiên phát hành nhằm ngày lễ kính Thánh Giuse năm 1927. (Việt Nam giáo sử, Phan Phát Huồn Chương 30 trang 751.)
· Thánh Thể Báo
· Tạp chí Nghĩa Binh
(Hai tài liệu hiếm quý trên hiện đang lưu trữ tại thư viên quốc gia Pháp).
Điểm nổi bật nhất trong thời gian này là: Quy Luật của Hội và Dâng Ngày cho Chúa là việc cốt yếu của Nghĩa Binh Thánh Thể.
Quy Luật của người Nghĩa Binh Thánh Thể của Chúa thì:
1. Sáng nào cũng dâng lót cả ngày mình cho Chúa, chiều nào cũng quỳ gối đọc kinh.
2. Đâu đâu cũng nên gương sáng
3. Ngoan ngoãn vâng lời thảo mến cha mẹ
4. Bị quở la không hờn không giận
5. Hằng sẵn lòng muốn giúp mọi người
6. Học hành lo chăm, bài vở sao cho tấn tới mãi lên
7. Không bạn bè với kẻ hư thân trắc nết, chỉ chơi với cùng bạn hẳn hoi, để khuyên sao cho các anh nhập hội.
8. Chơi vui mà không nô đùa bướng bỉnh.
9. Ở thật thà không dám điêu ngoa gian dối
10. Đeo ảnh hội mà không e xưng mình là giáo hữu
11. Tràng hạt Đức Mẹ vẫn niêm trong mình
12. Dịp hãm mình không hề có bỏ
13. Không đi hội được, vẫn có lời cáo trước
14. Ngày nào cũng đi viếng nhà thờ một chốc, để xin Chúa chúc phúc cho cha mẹ, anh em cùng cả Hội.
15. Siêng năng chiụ lễ hết sức.
(Hostia, Janvier 1932)
Dựa theo Thánh Thể Báo số 122 trang 60 và 61 phát hành năm 1933
Kinh Dâng Ngày:
“Lạy Trái Tim cực Thánh Đức Chúa Giêsu, tôi nhờ Trái Tim cực sạch Đức Bà Maria, mà dâng cho Trái Tim Chúa mọi lời tôi cầu xin, mọi việc tôi làm, mọi sự khó tôi chiụ trong ngày hôm nay, cho được đền vì tội lỗi tôi và cầu nguyện theo ý Chúa khi dâng mình tế lễ trên bàn thờ. Tôi lại dâng các sự ấy cho Trái Tim Chúa có ý cầu nguyện cách riêng theo ý Đức Giáo Hoàng.” (Dựa theo Sacerdos Indosinensis số 3 Jans 1933).
· Về cách ăn mặc: quần áo trắng với Thánh Giá đỏ
1933, Tại giáo xứ Khoan Vĩ, Hà Nội, cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê đã thành lập đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể và là người đầu tiên đưa tinh thần và cuộc sống “binh sĩ” đi chinh phục tâm hồn mọi người về cho Chúa.
1934, Đức Khâm Sứ Colomban Dreyer triệu tập Công Đồng Đông Dương tại Hà Nội từ ngày 16/11 đến 6/12/1934, có sự tham dự của Giám Mục tiên khởi Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng để thảo luận và đúc kết Quy Chế Mục Vụ Công Đồng Đông Dương. Trong đó có phần: cổ võ tinh thần sống đạo và truyền đạo của giáo dân qua các Phong Trào Công Giáo Tiến Hành trong đó có Nghĩa Binh Thánh Thể. Công Đồng Đông Dương đã giới thiệu và lên tiếng:
“Riêng đối với trẻ con nam nữ, chúng tôi giới thiệu Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, vì không có gì có sức hơn để đốt nóng lên trong các tâm hồn thiếu niên, tinh thần và lòng mộ mến việc tông đồ.”
(Công Đồng Đông Dương, khoản 372).
1935, Thành lập tại thành phố Vinh, Sài Gòn và Vĩnh Long
· Địa Phận Vinh:
Tại địa phận Vinh thì không như ở các địa phận khác, vì vật chất eo hẹp, giáo dân thì đông mà linh mục coi sóc các giáo xứ thì ít, thành ra việc lập Hội Nghĩa Binh có phần trở ngại. Mặc dù khó khăn khi thành lập các Hội, nhưng cuối cùng cũng có khoảng 30 xứ có Hội Nghĩa Binh dưới quyền của cha Lantrade giám đốc địa phận.
· Địa Phận Sài Gòn:
Đoàn được thành lập đầu tiên vào năm 1931 tại trường Nữ Thánh Phaolô do các dì phước (soeurs) điều hành. Đầu năm 1935, Đức Cha Dumortier (Đượm) có ra thư chung về Công Giáo Tiến Hành, Ngài thúc giục các linh mục địa phương thành lập Hội Nghĩa Binh cho trẻ em và Hội Cầu Nguyện cho người lớn.
Cũng năm 1935, đoàn Nghĩa Binh thứ nhì được thành lập do cha Séminel chủ sự, Ngài chọn ít học sinh sốt sáng, luyện tập kỹ càng một thời gian rồi sau đó chính thức nhận vào Hội ngày 28/6/1935. Từ đó các đoàn khác cũng liên tiếp thành lập như đoàn: Chợ Đũi, Gia Định, Xóm Chiếu, Mỹ Tho, Xuân Hiệp, Cái Mơn…
Năm 1937, đoàn Trung Binh Sài Gòn được hân hạnh đại diện cho tất cả các Hội Nghĩa Binh tại Việt Nam đi tham dự Đại Hội Thánh Thể Thế Giới được tổ chức tại Manila, Phi Luật Tân.
1936, tới Quy Nhơn
· Địa Phận Quy Nhơn:
Địa phận Quy Nhơn có Nghĩa Binh từ năm 1936, Đức Cha Tardieu (Phú) sau khi đi họp Công Đồng từ Hà Nội về, Ngài thúc giục các cha sở các giáo xứ thành lập Hội Nghĩa Binh Thánh Thể. Cha sở Tourane là cha Sanctuaire liền thành lập Hội Nghĩa Binh và các nơi khác cũng đua nhau thành lập: Đông Quả, Gia Hựu, Truông Đốc…
1937, Thái Bình và Bùi Chu và lan rộng đến các địa phận khác.
· Địa Phận Thái Bình:
Hội Nghĩa Binh được chính thức thành lập từ năm 1937, mọi người hưởng ứng Phong Trào này rất mạnh vì đã có quy luật sẵn, nên sự thành lập rất dễ dàng. Tất cả các Hội đều do cha Giám Đốc Địa Phận là cha Faustin Rengel chánh xứ Thái Bình cai quản và điều hành.
· Địa Phận Bùi Chu:
Hội được khởi xướng từ năm 1937, trước nhất do cha Luận thành lập đoàn đầu tiên tại Hầu Dương xứ Lý Nghĩa. Vì sự trẻ trung và mới mẻ của Nghĩa Binh Thánh Thể, nên thầy Giuse Nhạc Vân tự đi quan sát các tổ chức và sinh hoạt của các hội ở Hà Nội, rồi về các giáo xứ cổ động và thành lập tại Kiên Chính, Phú Nhai và nhiều nơi khác nữa.
Riêng tại Ðịa Phận Bùi Chu sự cải thiện lớn nhất của Ðức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn là lập Hội Cầu Nguyện và cải biến thành hội đoàn Công Giáo Tiến Hành. (Điều đáng lưu ý: Nghĩa Binh Thánh Thể phát sinh bởi Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, nhưng ở Việt Nam thì Hội Tông Đồ Cầu Nguyện lại ra đời sau Hội Nghĩa Binh).
Ngày 15/2/1938, Ðức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn ra thư chung lập Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, in điều lệ, in bằng cấp cho các cha Tuyên Uý, các quản giáo, các Tông Đồ Nghĩa Binh và sổ kho quân binh. Sau 6 tháng phát động, số nghĩa binh đã tới 23,879 em.
1938, Nam Vang và Bắc Ninh
Cuối năm 1938, địa phận Bắc Ninh mới có Hội Nghĩa Binh Thánh Thể: khởi đầu từ xứ Bắc Ninh rồi lan dần đến các giáo xứ khác. Đa số các giáo dân ở đây đều chưa hiểu rõ về Nghĩa Binh, nên sự thành lập và gây dựng có khó khăn. Sau khi Hội Nghĩa Binh xứ Bắc Ninh được chính thức đi vào hoạt động thì các xứ khác bắt đầu theo sau.
Trong thập niên 30 này, hầu hết trên khắp các địa phận đều đã có những đơn vị Nghĩa Binh Thánh Thể tại các xứ đạo, vì lan rộng quá mau nên mỗi nơi đều có lối sinh hoạt riêng, không có một hệ thống chung nào, nhưng điểm đặc sắc đều giống nhau: cổ võ các em dâng ngày cho Chúa, năng đi dự lễ và rước lễ hằng ngày và làm các giờ chầu Thánh Thể. Làm sao để có các em đi lễ và tham dự đầy đủ các sinh hoạt đạo đức? Hình thức đội với Tông Đồ Đội Trưởng để nhắc nhớ nhau đi lễ mỗi sáng và Phương Pháp Hàng Đội bắt đầu từ đây.
Phong Trào Nghĩa Binh Thánh Thể đang phát triển mạnh mẽ thì những biến chuyển của đất nước và của thế giới bắt đầu gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt của Hội.
Năm 1936-1939 đảng Xã Hội Pháp do Thủ Tướng Pháp Daladier cầm đầu, lên nắm chính quyền và để ru ngủ tình thần ái quốc tại Đông Dương, họ đã khuyến khích và đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao cho thanh thiếu niên. Những tiếng còi trên sân vận động đã là những sáng kiến cho các Tông Đồ Đội Trưởng sử dụng để kêu gọi hoặc tập họp các đội viên tham gia những sinh hoạt của nhà thờ... Từ đó, mỗi sáng tiếng còi lại vang dội thúc đẩy lòng đạo đức, đây là một sáng kiến để áp dụng vào phương pháp tự nhiên của Phong Trào cho đến ngày nay mà ta vẫn thường dùng để tập họp đội.
BẢO TOÀN GIỮA ĐAU THƯƠNG
Thập niên 40 là những năm đầy đau thương và loạn lạc cho dân tộc Việt nói chung và nhất là cho anh em miền Bắc. Thực Dân và chính quyền đương đại đã dùng chính sách phân hoá, đất nước Việt Nam bị chia đôi thành miền Bắc và miền Nam. Trận đói Ất Dậu năm 1945 là thảm nạn kinh hoàng cho đất nước. Vì thiếu ăn từ trong lòng mẹ, đói suốt cuộc đời thơ ấu cho nên vào tuổi lên 7 lên 8 các em Thiếu Nhi vẫn còi cọt như một em nhỏ, người lớn thì thường trực sợ hãi, sự bành trướng của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể đã bị trì hoãn và giới hạn bởi tình hình chính trị và kinh tế trong nước. Ở giữa những năm đau thương này, Nghĩa Binh Thánh Thể vẫn cố gắng gìn giữ và bảo toàn sự hiện diện của mình trong những sinh hoạt đạo đức thu hẹp.
Năm 1942, trong hoàn cảnh khó khăn, cha Hoàng Cao Chiểu (Tổng Giáo Phận Hà Nội) đã cố gắng cho ra đời tờ Liên Lạc Nghĩa Binh để cung cấp những bài học tu đức, những mẫu chuyện tông đồ của giới trẻ, tin tức sinh hoạt của các đoàn, những niềm vui nho nhỏ trong lúc đất nước trong cảnh khốn cùng, loạn lạc, rất tiếc tờ báo cũng không sống được bao lâu vì sự phân hoá trầm trọng và các biến động của đất nước thường xuyên xảy ra.
Năm 1948, mặc dù đất nước đang trong cảnh lầm than khói lửa chiến tranh, một vài giáo xứ được sự hậu thuẫn của Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn đã tổ chức các Đại Hội:
Ngày 16-6-1948, mở Ðại Hội Nghĩa Binh tại Bùi Chu và Ninh Cường.
Ngày 22-6-1948, mở Ðại Hội Nghĩa Binh tại Tứ Trung và Giáo Lạc.
(Kỷ yếu Ðịa Phận Bùi Chu 1986)
Năm 1949-1954, Chính quyền Việt Minh dùng một số chính sách phân hoá mới để phân chia làm ly tán các sinh hoạt, ngăn cản các giám mục, linh mục và giáo dân hoạt động mục vụ… Họ hiểu rất rõ tầm quan trọng của tuổi thanh thiếu niên, nên bắt buộc tất cả các thiếu nhi tham gia vào những sinh hoạt có tính cách khác tôn giáo,và từ đó Hội Nghĩa Binh Thánh Thể bị giải tán hoặc mang một hình thức sinh hoạt có mầu sắc khác để đầu độc tuổi thơ.
Trong thời gian này, về hình thức bên ngoài: quần áo màu trắng dài tay dành cho nam và áo dài và quần dài trắng dành cho nữ, đeo Thánh Giá đỏ (có nơi đeo Thánh Giá màu vàng) phía trước và sau dành cho nam, đeo Thánh Giá trước ngực dành cho nữ, có nơi nam thì đội mũ bêrê còn nữ thì mang lúp trắng.
Vì sự phân hoá trầm trọng trong thời gian này nên “hạt” Nghĩa Binh Thánh Thể nằm yên và khép kín trong lòng đất mẹ để chờ ngày bùng lên.
VƯƠN LÊN TRONG BÃO TỐ
Biến cố 20-7-1954 (chia đôi đất nước), phân nửa miền Bắc sống trong thầm lặng dưới xã hội chủ nghĩa (1954-1975), còn phần nửa miền Nam thuộc tự do. Hai miền cách biệt đã đẩy nhiều đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể vào trong phần đất miền Nam, với hoàn cảnh ít xáo trộn hơn ở các vùng khác, Nghĩa Binh Thánh Thể tại Sài Gòn bắt đầu đâm chồi nảy lộc để vươn lên với sự lãnh đạo của cha Phanxicô Nguyễn Hữu Tấn, với tâm hồn nhiệt thành Ngài đã làm cho Hội Nghĩa Binh Thánh Thể lan rộng ra khắp các vùng lân cận như Mỹ Tho, Phú Cường và Xuân Lộc…Với sự trợ giúp của hai Thầy Đại Chủng Viện Xuân Bích là thầy nhạc sĩ Hoài Chiên và thầy Nguyễn Văn Thãnh, cha Tấn đã tổ chức được nhiều khoá huấn luyện Huynh Trưởng và in ấn nhiều tài liệu Huấn Luyện. Cũng trong năm này, tờ báo mang tên Thanh Trúc của Nghĩa Binh Sài Gòn ra đời, rồi đến các tạp chí liên lạc các tài liệu huấn luyện cho Nghĩa Binh được xuất bản tại Huế do các cha Trần Thắng Trung, cha Nguyễn Kim Bính chủ xướng và cha Giacôbê Trần Văn Quyển tại Vĩnh Long cũng cho xuất bản nhiều tài liệu huấn luyện tương tự.
Trong khi đó tại miền Bắc, những vùng đất ít bị ảnh hưởng của chiến tranh, sinh hoạt của Nghĩa Binh cũng bị hạn chế tự do sinh hoạt, hoặc bị đình chỉ hoàn toàn hay nơi nào may mắn lắm thì cũng còn các giờ chầu Thánh Thể. “Hạt giống” Nghĩa Binh Thánh Thể như cố vươn lên bằng những việc lành đạo đức như đi lễ mỗi ngày để cầu nguyện cho hoà bình đất nước, nhưng hình thức đoàn đội thì hoàn toàn biến mất.
Trở lại trong miền Nam, làn sóng di cư 1954 đã mang theo các Đoàn Nghĩa Binh từ miền Bắc được tổ chức lại khi vào Nam, Địa Phận Bùi Chu-Phát Diệm đã cho xuất bản các tài liệu Hội Đoàn Di Cư, trong số đó có Nghĩa Binh Thánh Thể.
Phong Trào khắp nơi khởi sự phát triển mạnh trong thời gian này qua những tiếng gọi nhau vào những buổi sáng của các Đội Trưởng của Nghĩa Binh Thánh Thể cầm cờ thúc nhau đi lễ cho đông đủ để nhận được những vé ưu điểm (Bon Point) là những tấm phiếu chứng nhận sẽ mang lại phần thưởng cho cá nhân hay đội nào xuất sắc, (mãi đến năm 1971, tại các giáo xứ làng quê hẻo lánh vẫn còn sinh hoạt theo hình thức của Nghĩa Binh Thánh Thể dù ở thành phố đã đổi qua Thiếu Nhi Thánh Thể chính cá nhân người viết cũng đã được thưởng một khúc bánh mì vào mỗi buổi sáng Chúa Nhật sau khi tham dự thánh lễ, đây là một hình thức khen thưởng để thúc đẩy các em Thiếu Nhi tham dự thánh lễ đông đủ). Rồi vào những ngày thứ năm hàng tuần Giờ Chầu Thánh Thể cũng được Nghĩa Binh Thánh Thể tham gia tích cực, cuốn sách “Nửa Giở Chầu Chúa” được phát hành ngày 31/8/1955 của Đức Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn viết riêng cho Nghĩa Binh đã trở thành cuốn thủ bản về chầu Thánh Thể còn được sử dụng đến ngày nay.
Từ năm 1955-1957, miền Nam Việt Nam người dân tương đối sống trong tự do thanh bình, nên bước tiến của làn sóng Nghĩa Binh Thánh Thể được phát triển mạnh mẽ ở các họ đạo có đông người miền Bắc di cư vào miền Nam, chỉ trong một thời gian ngắn lập nghiệp và gầy dựng lại các giáo xứ, Nghĩa Binh Thánh Thể lại có dịp sinh hoạt trở lại. Và tại giáo xứ Hội Nghĩa Binh Thánh Thể trở thành căn bản trong các sinh hoạt Công Giáo Tiến Hành của giáo xứ, trong khi đó tại miền Bắc Việt Nam các sinh hoạt tôn giáo bị tê liệt hoặc biến dạng.
Năm 1957, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thấy tầm quan trọng của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể và trở thành cần thiết cho đời sống đạo của các thanh thiếu nhi, nên đã ưu ái bổ nhiệm linh mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm Tổng Tuyên Uý tiên khởi của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam, với cơ cấu và đường hướng mới này, Hội Nghĩa Binh Thánh Thể phát triển rộng lớn hơn nữa và có mặt hầu hết trên các địa phận miền Nam Việt Nam.
A. NGHĨA BINH THÁNH THỂ (1929-1965)
Năm 1929, hai linh mục dòng Xuân Bích (Saint Sulpice) là Leon Paliard (cha Lý) và Paul Urureau (cha Đoán) được cử sang Đông Dương tìm nơi thuận tiện để mở Đại Chủng Viện và phát động “Đạo Binh Thánh Thể” ở Đông Dương và giúp đỡ công việc truyền giáo, nên đã mang Croisade Eucharistique vào Việt Nam. Đồng thời cha P. Depaulis (cha Hương) ở địa phận Hà Nội thấy kết quả tốt đẹp của Nghĩa Binh Thánh Thể, nên cha đã khuyến khích các học sinh trường Hoàng Nguyên biên thư cho các học sinh trường nhà Chung Hà Nội (sau là trường Dũng Lạc) nói về lợi ích của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể và xin thành lập tại Bắc Việt.
(Đạo Binh Thánh Giá hay Thập Tự Quân, Việt Nam không có liên hệ gì đến đoàn Thập Tự Quân hay “Đạo Binh” của thời trung cổ, mà chỉ có những đoàn quân thiện nguyện chiến đấu vì chính nghĩa để giành độc lập cho đất nước khi bị ngoại xâm. Những đoàn quân hào hùng đó được gọi là Nghĩa Binh, cũng có thời gọi là Nghĩa Quân. Các vị chỉ huy hay những anh hùng độc lập thì được gọi là Nghĩa Sĩ.
Thế nên, thay vì chuyển dịch từ ngữ "Đạo Binh" (Croisade), cha ông chúng ta, với sự linh ứng của Chúa Thánh Thần, đã dùng một danh xưng tuyệt vời:" Hội Nghĩa Binh Thánh Thể", danh xưng đó không những là một cái áo mới cho thân xác cũ, mà là một thân thể mới với một tinh thần mới. Chỉ nghe danh xưng cũng đủ biết được hai nội dung chính: Bảo vệ Hội Thánh chống lại sự xâm lăng của ma quỷ nơi các tâm hồn, nhất là tâm hồn người trẻ bằng sự Cầu Nguyện, tôn sùng mầu nhiệm Thánh Thể Chúa).
Người viết thư cho học sinh Hà Nội là cậu Giuse Nguyễn Văn Vinh tức cha Vinh, lá thư đầu tiên ấy đề ngày 15 tháng 8 năm 1931 tại Meudon.
Nơi khởi sự Nghĩa Binh Thánh Thể đầu tiên tại miền Bắc là Đại Chủng Viện Saint Sulpice, Liễu Giai, gần Hà Nội do các linh mục Hội Xuân Bích Pháp lãnh trách nhiệm huấn luyện các đại chủng sinh được gởi đến từ khắp các giáo phận. Nhưng thành lập chính thức Hội Nghĩa Binh đầu tiên là ở trường Chủng Viện Thầy Dòng Éucole Puginier Hà Nội do các sư huynh trường Thiện Giáo điều hành, mang mục đích thuần tuý đạo đức; Bước khởi đầu thành lập nào cũng ngỡ ngàng và đầy khó khăn tại một đất nước xa lạ, Nghĩa Binh Thánh Thể (NBTT) đã dần dần chinh phục được cảm tình của Giáo Hội địa phương và lan dần vào các họ đạo để quy tụ các em thiếu nhi thành một Hội Cầu Nguyện, đặc biệt là sùng kính Thánh Thể Chúa. Từ Hàng Giám Mục đến các linh mục đang cai quản ở các điạ hạt và các giáo xứ chung quanh, đều thấy được nét đẹp tinh thần của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể và Hội được sự khích lệ và tán thành của Đức Khâm Sứ Dreyer, Hàng Giám Mục và Linh Mục nên không bao lâu Hội đã lan tràn ra thật mau trong thập niên 30 này.
KHỞI ĐẦU VÀ LAN RỘNG
1931, thành lập hai địa phận chủ yếu là Hà Nội và Huế.
· Địa phận Hà Nội:
Hàng Giáo Phẩm và giáo dân trong các địa phận hoan nghênh Phong Trào Nghĩa Binh, các Bề Trên nhiệt thành khuyết khích việc truyền bá Hội, vì thế mà Hội chóng bành trướng đi các nơi lân cận.
Đức Khâm Sứ Dreyer đã biểu dương ý tưởng của Ngài trong một văn thư phúc đáp bằng cách khuyến khích cha Paliard thành lập Hội Nghĩa Binh và chúc lành cho Hội và trong mọi lúc và ở mọi nơi Đức Khâm Sứ vẫn thường nhắc đến ích lợi của Hội Nghĩa Binh đã thành lập trong các xứ. Để hưởng ứng những lời của Đức Khâm Sứ các Giám Mục địa phương đã cố gắng cho thành lập các Hội trong giáo phận của mình, bắt đầu là Đức Cha Gendreau Đông rất vui mừng khi thấy cha Paliard tới xin phép để thành lập Hội Nghĩa Binh và còn cho phép cha xuất bản tờ tạp chí Nghĩa Binh làm cơ quan cổ động.
Đoàn binh đầu tiên khấn vào ngày 1 tháng 12 năm 1931, đây là một ngày đáng ghi nhớ nhất của tất cả các Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam. Trước mặt 3 Đức Giám Mục, 9 linh mục và tất cả các thầy Dòng, có 25 Nghĩa Binh được nhận vào Hội, trong đó ngoài 25 hội viên ngoại quốc, có 2 hội viên Việt Nam là Giuse Thưởng và Phaolô Khánh.
Đoàn Kẻ Sở chính thức thành lập ngày 25 tháng 5 năm 1932 do Đức Cha Gendreau chủ sự.
Đoàn Kẻ Vôi cùng được thành lập và có quy củ rất rõ ràng, đoàn này lúc ban đầu cũng có giao thiệp với đoàn Fontainebleau bên Pháp.
Đoàn Tân Lạc (thuộc xứ Kẻ Sét) do cha Uzereau thành lập ngày 7 tháng 8 năm 1932, ban đầu cũng giao thiệp với đoàn La Tranche bên Pháp.
Ngày 12 tháng 1 năm 1932 trường xứ Hà Nội có 9 học sinh tuyên hứa: André Phụng, Giuse Trường, Giuse Thắng, Antoine Quý, Thomas Toàn, Phanxicô Xaviê Phổ và Antôn Miên.
Về trẻ nữ, đoàn đầu tiên thành lập ngày 13 tháng 1 năm 1932 tại trường học các bà phước phố nhà Chung, đoàn này gồm 10 hội viên: Maria Quế, Maria Đạt, Anna Phi, Maria Căn, Maria Hồng, Anna Bông, Têrêxa Châm, Agnès Vương, Maria Madalena Mão và Maria Thọ.Tiếp đó đến hai đoàn trẻ nữ tại trường Sainte Marie ngày 4-3-1932 và 24-5-1932 cũng được tuyên thệ. Rồi đến các đoàn khác ở thôn quê được thành lập: Đoàn Đồng Cháy, Đoàn Hà Nội, Đoàn Cổ Liên…
· Địa phận Huế:
Địa phận Huế có Nghĩa Binh vào cuối năm 1931, đoàn Nghĩa Binh đầu tiên là đoàn Ando Tây được thành lập vào cuối năm 1931, còn các đoàn khác thì được thành lập từ năm 1935 như: Đoàn Nước Ngọt, Phủ Cam, Dốc Sơ, Kim Đôi, Xuân Long, Nước Mặn… Điểm nổi bật nhất của địa phận Huế là kỳ Đại Hội Lavang được tổ chức từ ngày 17 đến 19 tháng 8 năm 1938, địa phận đã được hân hạnh tiến cử 400 Nghĩa Binh do cha Giuse Quý đứng đầu đưa đi đại diện và trình bày với Đức Cha địa phận về tình hình Nghĩa Binh. Dựa theo bản tường trình đó thì Nghĩa Binh của địa phận Huế đã có cơ sở vững vàng và hoạt động mạnh.
1932, thành lập tại Phát Diệm và Thanh Hoá
· Địa phận Phát Diệm:
Hội Nghĩa Binh ở địa phận Phát Diệm thành lập từ năm 1932 do chính cha Lương xứ Phát Diệm thành lập cùng có sự nâng đỡ của Đức Cha Nguyễn Bá Tòng rất thương mến Nghĩa Binh, ngày 15/8/1934, Ngài có gởi cho cha chủ nhiệm tạp chí Nghĩa Binh một bức thư cám ơn và chúc lành cho tạp chí cùng Hội Nghĩa Binh Thánh Thể. Được sự ủng hộ ở khắp mọi nơi trong giáo phận, tinh thần đức tin của giáo hữu ngày càng lớn mạnh, nên việc tổ chức hoặc thành lập Hội Nghĩa Binh rất dễ dàng. Hầu hết ở các nơi trong địa phận ai cũng hiểu rằng: cho con cái gia nhập Hội Nghĩa Binh Thánh Thể là một vinh dự cho gia đình.
Về việc huấn luyện tuy chưa được hoàn toàn, nhưng nhiều nơi trong giáo phận đã tổ chức được những Hội Nghị. Hội Nghị đầu tiên được tổ chức vào tháng 12 năm 1937, và quy tụ được gần 3,000 Nghĩa Binh về tham dự để nghe Đức Khâm Sứ Dreyer, Đức Cha Nguyễn Bá Tòng và các cha Tuyên Uý khuyến khích và thôi thúc.
· Địa Phận Thanh Hoá:
Thanh Hoá là một địa phận mới được tách ra khỏi địa phận Phát Diệm, Hội Nghĩa Binh có từ khi còn chung với giáo phận Phát Diệm, nên Hội hoạt động và phát triển dễ dàng, nhất là trong các xứ đạo miền Châu Thổ; Còn miền Châu Lào thì sự gầy dựng rất khó khăn, cho đến năm 1940 số hội viên được khá đông, nhưng sự phát triển không được khả quan như lúc ban đầu.
Điểm nổi bật nhất trong năm này là các tài liệu được các Nghĩa Binh học tập rất phấn khởi.
· Quy luật và tài liệu huấn luyện của Nghĩa Binh Thánh Thể ra đời. Các tài liệu mà Nghĩa Binh Thánh Thể thường dùng để huấn luyện:
· Sacerdos Indosinensis. Sacerdos Indosinensis là một tờ nguyệt san và là cơ quan ngôn luận chính thức của hàng giáo sĩ Ðông Dương do Ðức Giám Mục Costantino Ayuti quốc tịch Italia quyết định cho xuất bản. Tờ báo được giao cho thừa sai Cadière Cả thực hiện và làm chủ nhiệm. Số đầu tiên phát hành nhằm ngày lễ kính Thánh Giuse năm 1927. (Việt Nam giáo sử, Phan Phát Huồn Chương 30 trang 751.)
· Thánh Thể Báo
· Tạp chí Nghĩa Binh
(Hai tài liệu hiếm quý trên hiện đang lưu trữ tại thư viên quốc gia Pháp).
Điểm nổi bật nhất trong thời gian này là: Quy Luật của Hội và Dâng Ngày cho Chúa là việc cốt yếu của Nghĩa Binh Thánh Thể.
Quy Luật của người Nghĩa Binh Thánh Thể của Chúa thì:
1. Sáng nào cũng dâng lót cả ngày mình cho Chúa, chiều nào cũng quỳ gối đọc kinh.
2. Đâu đâu cũng nên gương sáng
3. Ngoan ngoãn vâng lời thảo mến cha mẹ
4. Bị quở la không hờn không giận
5. Hằng sẵn lòng muốn giúp mọi người
6. Học hành lo chăm, bài vở sao cho tấn tới mãi lên
7. Không bạn bè với kẻ hư thân trắc nết, chỉ chơi với cùng bạn hẳn hoi, để khuyên sao cho các anh nhập hội.
8. Chơi vui mà không nô đùa bướng bỉnh.
9. Ở thật thà không dám điêu ngoa gian dối
10. Đeo ảnh hội mà không e xưng mình là giáo hữu
11. Tràng hạt Đức Mẹ vẫn niêm trong mình
12. Dịp hãm mình không hề có bỏ
13. Không đi hội được, vẫn có lời cáo trước
14. Ngày nào cũng đi viếng nhà thờ một chốc, để xin Chúa chúc phúc cho cha mẹ, anh em cùng cả Hội.
15. Siêng năng chiụ lễ hết sức.
(Hostia, Janvier 1932)
Dựa theo Thánh Thể Báo số 122 trang 60 và 61 phát hành năm 1933
Kinh Dâng Ngày:
“Lạy Trái Tim cực Thánh Đức Chúa Giêsu, tôi nhờ Trái Tim cực sạch Đức Bà Maria, mà dâng cho Trái Tim Chúa mọi lời tôi cầu xin, mọi việc tôi làm, mọi sự khó tôi chiụ trong ngày hôm nay, cho được đền vì tội lỗi tôi và cầu nguyện theo ý Chúa khi dâng mình tế lễ trên bàn thờ. Tôi lại dâng các sự ấy cho Trái Tim Chúa có ý cầu nguyện cách riêng theo ý Đức Giáo Hoàng.” (Dựa theo Sacerdos Indosinensis số 3 Jans 1933).
· Về cách ăn mặc: quần áo trắng với Thánh Giá đỏ
1933, Tại giáo xứ Khoan Vĩ, Hà Nội, cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê đã thành lập đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể và là người đầu tiên đưa tinh thần và cuộc sống “binh sĩ” đi chinh phục tâm hồn mọi người về cho Chúa.
1934, Đức Khâm Sứ Colomban Dreyer triệu tập Công Đồng Đông Dương tại Hà Nội từ ngày 16/11 đến 6/12/1934, có sự tham dự của Giám Mục tiên khởi Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng để thảo luận và đúc kết Quy Chế Mục Vụ Công Đồng Đông Dương. Trong đó có phần: cổ võ tinh thần sống đạo và truyền đạo của giáo dân qua các Phong Trào Công Giáo Tiến Hành trong đó có Nghĩa Binh Thánh Thể. Công Đồng Đông Dương đã giới thiệu và lên tiếng:
“Riêng đối với trẻ con nam nữ, chúng tôi giới thiệu Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, vì không có gì có sức hơn để đốt nóng lên trong các tâm hồn thiếu niên, tinh thần và lòng mộ mến việc tông đồ.”
(Công Đồng Đông Dương, khoản 372).
1935, Thành lập tại thành phố Vinh, Sài Gòn và Vĩnh Long
· Địa Phận Vinh:
Tại địa phận Vinh thì không như ở các địa phận khác, vì vật chất eo hẹp, giáo dân thì đông mà linh mục coi sóc các giáo xứ thì ít, thành ra việc lập Hội Nghĩa Binh có phần trở ngại. Mặc dù khó khăn khi thành lập các Hội, nhưng cuối cùng cũng có khoảng 30 xứ có Hội Nghĩa Binh dưới quyền của cha Lantrade giám đốc địa phận.
· Địa Phận Sài Gòn:
Đoàn được thành lập đầu tiên vào năm 1931 tại trường Nữ Thánh Phaolô do các dì phước (soeurs) điều hành. Đầu năm 1935, Đức Cha Dumortier (Đượm) có ra thư chung về Công Giáo Tiến Hành, Ngài thúc giục các linh mục địa phương thành lập Hội Nghĩa Binh cho trẻ em và Hội Cầu Nguyện cho người lớn.
Cũng năm 1935, đoàn Nghĩa Binh thứ nhì được thành lập do cha Séminel chủ sự, Ngài chọn ít học sinh sốt sáng, luyện tập kỹ càng một thời gian rồi sau đó chính thức nhận vào Hội ngày 28/6/1935. Từ đó các đoàn khác cũng liên tiếp thành lập như đoàn: Chợ Đũi, Gia Định, Xóm Chiếu, Mỹ Tho, Xuân Hiệp, Cái Mơn…
Năm 1937, đoàn Trung Binh Sài Gòn được hân hạnh đại diện cho tất cả các Hội Nghĩa Binh tại Việt Nam đi tham dự Đại Hội Thánh Thể Thế Giới được tổ chức tại Manila, Phi Luật Tân.
1936, tới Quy Nhơn
· Địa Phận Quy Nhơn:
Địa phận Quy Nhơn có Nghĩa Binh từ năm 1936, Đức Cha Tardieu (Phú) sau khi đi họp Công Đồng từ Hà Nội về, Ngài thúc giục các cha sở các giáo xứ thành lập Hội Nghĩa Binh Thánh Thể. Cha sở Tourane là cha Sanctuaire liền thành lập Hội Nghĩa Binh và các nơi khác cũng đua nhau thành lập: Đông Quả, Gia Hựu, Truông Đốc…
1937, Thái Bình và Bùi Chu và lan rộng đến các địa phận khác.
· Địa Phận Thái Bình:
Hội Nghĩa Binh được chính thức thành lập từ năm 1937, mọi người hưởng ứng Phong Trào này rất mạnh vì đã có quy luật sẵn, nên sự thành lập rất dễ dàng. Tất cả các Hội đều do cha Giám Đốc Địa Phận là cha Faustin Rengel chánh xứ Thái Bình cai quản và điều hành.
· Địa Phận Bùi Chu:
Hội được khởi xướng từ năm 1937, trước nhất do cha Luận thành lập đoàn đầu tiên tại Hầu Dương xứ Lý Nghĩa. Vì sự trẻ trung và mới mẻ của Nghĩa Binh Thánh Thể, nên thầy Giuse Nhạc Vân tự đi quan sát các tổ chức và sinh hoạt của các hội ở Hà Nội, rồi về các giáo xứ cổ động và thành lập tại Kiên Chính, Phú Nhai và nhiều nơi khác nữa.
Riêng tại Ðịa Phận Bùi Chu sự cải thiện lớn nhất của Ðức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn là lập Hội Cầu Nguyện và cải biến thành hội đoàn Công Giáo Tiến Hành. (Điều đáng lưu ý: Nghĩa Binh Thánh Thể phát sinh bởi Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, nhưng ở Việt Nam thì Hội Tông Đồ Cầu Nguyện lại ra đời sau Hội Nghĩa Binh).
Ngày 15/2/1938, Ðức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn ra thư chung lập Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, in điều lệ, in bằng cấp cho các cha Tuyên Uý, các quản giáo, các Tông Đồ Nghĩa Binh và sổ kho quân binh. Sau 6 tháng phát động, số nghĩa binh đã tới 23,879 em.
1938, Nam Vang và Bắc Ninh
Cuối năm 1938, địa phận Bắc Ninh mới có Hội Nghĩa Binh Thánh Thể: khởi đầu từ xứ Bắc Ninh rồi lan dần đến các giáo xứ khác. Đa số các giáo dân ở đây đều chưa hiểu rõ về Nghĩa Binh, nên sự thành lập và gây dựng có khó khăn. Sau khi Hội Nghĩa Binh xứ Bắc Ninh được chính thức đi vào hoạt động thì các xứ khác bắt đầu theo sau.
Trong thập niên 30 này, hầu hết trên khắp các địa phận đều đã có những đơn vị Nghĩa Binh Thánh Thể tại các xứ đạo, vì lan rộng quá mau nên mỗi nơi đều có lối sinh hoạt riêng, không có một hệ thống chung nào, nhưng điểm đặc sắc đều giống nhau: cổ võ các em dâng ngày cho Chúa, năng đi dự lễ và rước lễ hằng ngày và làm các giờ chầu Thánh Thể. Làm sao để có các em đi lễ và tham dự đầy đủ các sinh hoạt đạo đức? Hình thức đội với Tông Đồ Đội Trưởng để nhắc nhớ nhau đi lễ mỗi sáng và Phương Pháp Hàng Đội bắt đầu từ đây.
Phong Trào Nghĩa Binh Thánh Thể đang phát triển mạnh mẽ thì những biến chuyển của đất nước và của thế giới bắt đầu gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt của Hội.
Năm 1936-1939 đảng Xã Hội Pháp do Thủ Tướng Pháp Daladier cầm đầu, lên nắm chính quyền và để ru ngủ tình thần ái quốc tại Đông Dương, họ đã khuyến khích và đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao cho thanh thiếu niên. Những tiếng còi trên sân vận động đã là những sáng kiến cho các Tông Đồ Đội Trưởng sử dụng để kêu gọi hoặc tập họp các đội viên tham gia những sinh hoạt của nhà thờ... Từ đó, mỗi sáng tiếng còi lại vang dội thúc đẩy lòng đạo đức, đây là một sáng kiến để áp dụng vào phương pháp tự nhiên của Phong Trào cho đến ngày nay mà ta vẫn thường dùng để tập họp đội.
BẢO TOÀN GIỮA ĐAU THƯƠNG
Thập niên 40 là những năm đầy đau thương và loạn lạc cho dân tộc Việt nói chung và nhất là cho anh em miền Bắc. Thực Dân và chính quyền đương đại đã dùng chính sách phân hoá, đất nước Việt Nam bị chia đôi thành miền Bắc và miền Nam. Trận đói Ất Dậu năm 1945 là thảm nạn kinh hoàng cho đất nước. Vì thiếu ăn từ trong lòng mẹ, đói suốt cuộc đời thơ ấu cho nên vào tuổi lên 7 lên 8 các em Thiếu Nhi vẫn còi cọt như một em nhỏ, người lớn thì thường trực sợ hãi, sự bành trướng của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể đã bị trì hoãn và giới hạn bởi tình hình chính trị và kinh tế trong nước. Ở giữa những năm đau thương này, Nghĩa Binh Thánh Thể vẫn cố gắng gìn giữ và bảo toàn sự hiện diện của mình trong những sinh hoạt đạo đức thu hẹp.
Năm 1942, trong hoàn cảnh khó khăn, cha Hoàng Cao Chiểu (Tổng Giáo Phận Hà Nội) đã cố gắng cho ra đời tờ Liên Lạc Nghĩa Binh để cung cấp những bài học tu đức, những mẫu chuyện tông đồ của giới trẻ, tin tức sinh hoạt của các đoàn, những niềm vui nho nhỏ trong lúc đất nước trong cảnh khốn cùng, loạn lạc, rất tiếc tờ báo cũng không sống được bao lâu vì sự phân hoá trầm trọng và các biến động của đất nước thường xuyên xảy ra.
Năm 1948, mặc dù đất nước đang trong cảnh lầm than khói lửa chiến tranh, một vài giáo xứ được sự hậu thuẫn của Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn đã tổ chức các Đại Hội:
Ngày 16-6-1948, mở Ðại Hội Nghĩa Binh tại Bùi Chu và Ninh Cường.
Ngày 22-6-1948, mở Ðại Hội Nghĩa Binh tại Tứ Trung và Giáo Lạc.
(Kỷ yếu Ðịa Phận Bùi Chu 1986)
Năm 1949-1954, Chính quyền Việt Minh dùng một số chính sách phân hoá mới để phân chia làm ly tán các sinh hoạt, ngăn cản các giám mục, linh mục và giáo dân hoạt động mục vụ… Họ hiểu rất rõ tầm quan trọng của tuổi thanh thiếu niên, nên bắt buộc tất cả các thiếu nhi tham gia vào những sinh hoạt có tính cách khác tôn giáo,và từ đó Hội Nghĩa Binh Thánh Thể bị giải tán hoặc mang một hình thức sinh hoạt có mầu sắc khác để đầu độc tuổi thơ.
Trong thời gian này, về hình thức bên ngoài: quần áo màu trắng dài tay dành cho nam và áo dài và quần dài trắng dành cho nữ, đeo Thánh Giá đỏ (có nơi đeo Thánh Giá màu vàng) phía trước và sau dành cho nam, đeo Thánh Giá trước ngực dành cho nữ, có nơi nam thì đội mũ bêrê còn nữ thì mang lúp trắng.
Vì sự phân hoá trầm trọng trong thời gian này nên “hạt” Nghĩa Binh Thánh Thể nằm yên và khép kín trong lòng đất mẹ để chờ ngày bùng lên.
VƯƠN LÊN TRONG BÃO TỐ
Biến cố 20-7-1954 (chia đôi đất nước), phân nửa miền Bắc sống trong thầm lặng dưới xã hội chủ nghĩa (1954-1975), còn phần nửa miền Nam thuộc tự do. Hai miền cách biệt đã đẩy nhiều đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể vào trong phần đất miền Nam, với hoàn cảnh ít xáo trộn hơn ở các vùng khác, Nghĩa Binh Thánh Thể tại Sài Gòn bắt đầu đâm chồi nảy lộc để vươn lên với sự lãnh đạo của cha Phanxicô Nguyễn Hữu Tấn, với tâm hồn nhiệt thành Ngài đã làm cho Hội Nghĩa Binh Thánh Thể lan rộng ra khắp các vùng lân cận như Mỹ Tho, Phú Cường và Xuân Lộc…Với sự trợ giúp của hai Thầy Đại Chủng Viện Xuân Bích là thầy nhạc sĩ Hoài Chiên và thầy Nguyễn Văn Thãnh, cha Tấn đã tổ chức được nhiều khoá huấn luyện Huynh Trưởng và in ấn nhiều tài liệu Huấn Luyện. Cũng trong năm này, tờ báo mang tên Thanh Trúc của Nghĩa Binh Sài Gòn ra đời, rồi đến các tạp chí liên lạc các tài liệu huấn luyện cho Nghĩa Binh được xuất bản tại Huế do các cha Trần Thắng Trung, cha Nguyễn Kim Bính chủ xướng và cha Giacôbê Trần Văn Quyển tại Vĩnh Long cũng cho xuất bản nhiều tài liệu huấn luyện tương tự.
Trong khi đó tại miền Bắc, những vùng đất ít bị ảnh hưởng của chiến tranh, sinh hoạt của Nghĩa Binh cũng bị hạn chế tự do sinh hoạt, hoặc bị đình chỉ hoàn toàn hay nơi nào may mắn lắm thì cũng còn các giờ chầu Thánh Thể. “Hạt giống” Nghĩa Binh Thánh Thể như cố vươn lên bằng những việc lành đạo đức như đi lễ mỗi ngày để cầu nguyện cho hoà bình đất nước, nhưng hình thức đoàn đội thì hoàn toàn biến mất.
Trở lại trong miền Nam, làn sóng di cư 1954 đã mang theo các Đoàn Nghĩa Binh từ miền Bắc được tổ chức lại khi vào Nam, Địa Phận Bùi Chu-Phát Diệm đã cho xuất bản các tài liệu Hội Đoàn Di Cư, trong số đó có Nghĩa Binh Thánh Thể.
Phong Trào khắp nơi khởi sự phát triển mạnh trong thời gian này qua những tiếng gọi nhau vào những buổi sáng của các Đội Trưởng của Nghĩa Binh Thánh Thể cầm cờ thúc nhau đi lễ cho đông đủ để nhận được những vé ưu điểm (Bon Point) là những tấm phiếu chứng nhận sẽ mang lại phần thưởng cho cá nhân hay đội nào xuất sắc, (mãi đến năm 1971, tại các giáo xứ làng quê hẻo lánh vẫn còn sinh hoạt theo hình thức của Nghĩa Binh Thánh Thể dù ở thành phố đã đổi qua Thiếu Nhi Thánh Thể chính cá nhân người viết cũng đã được thưởng một khúc bánh mì vào mỗi buổi sáng Chúa Nhật sau khi tham dự thánh lễ, đây là một hình thức khen thưởng để thúc đẩy các em Thiếu Nhi tham dự thánh lễ đông đủ). Rồi vào những ngày thứ năm hàng tuần Giờ Chầu Thánh Thể cũng được Nghĩa Binh Thánh Thể tham gia tích cực, cuốn sách “Nửa Giở Chầu Chúa” được phát hành ngày 31/8/1955 của Đức Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn viết riêng cho Nghĩa Binh đã trở thành cuốn thủ bản về chầu Thánh Thể còn được sử dụng đến ngày nay.
Từ năm 1955-1957, miền Nam Việt Nam người dân tương đối sống trong tự do thanh bình, nên bước tiến của làn sóng Nghĩa Binh Thánh Thể được phát triển mạnh mẽ ở các họ đạo có đông người miền Bắc di cư vào miền Nam, chỉ trong một thời gian ngắn lập nghiệp và gầy dựng lại các giáo xứ, Nghĩa Binh Thánh Thể lại có dịp sinh hoạt trở lại. Và tại giáo xứ Hội Nghĩa Binh Thánh Thể trở thành căn bản trong các sinh hoạt Công Giáo Tiến Hành của giáo xứ, trong khi đó tại miền Bắc Việt Nam các sinh hoạt tôn giáo bị tê liệt hoặc biến dạng.
Năm 1957, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thấy tầm quan trọng của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể và trở thành cần thiết cho đời sống đạo của các thanh thiếu nhi, nên đã ưu ái bổ nhiệm linh mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm Tổng Tuyên Uý tiên khởi của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam, với cơ cấu và đường hướng mới này, Hội Nghĩa Binh Thánh Thể phát triển rộng lớn hơn nữa và có mặt hầu hết trên các địa phận miền Nam Việt Nam.
B. PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ (1965-1970) THAY ĐỔI
Vào những năm đầu của thập niên 60, trào lưu văn hoá tây phương du nhập mạnh vào Việt Nam từ lãnh vực văn hoá, xã hội những phương pháp giáo dục trẻ em hữu hiệu cũng được các nhà giáo dục đặc biệt lưu tâm; Vì thế, sinh hoạt của Nghĩa Binh Thánh Thể bắt đầu đòi hỏi đổi mới để phù hợp với tiến trình tâm lí của tuổi trẻ trong một thời đại mới.
Ý thức được những thay đổi tâm lí đó, nhiều vị Tuyên Uý của Nghĩa Binh địa phương đã bắt đầu đem các sáng kiến riêng rẽ cá nhân của mình vào sinh hoạt các Đoàn. Nhiều nơi đã cho phép các em có những sinh hoạt chung ngoài phạm vi nhà thờ, với ca hát, trò chơi, cắm trại v.v…Từ đồng phục cho đến tổ chức và sinh hoạt, mỗi nơi đều làm khác nhau... Với những nhu cầu đổi mới quá mau lẹ của Nghiã Binh Thánh Thể từ thuần tuý cầu nguyện đạo đức qua vui chơi ca hát đã làm các vị có trách nhiệm phải ưu tư, đắn đo và suy nghĩ.
Năm 1964, cha Tổng Tuyên Uý Micae Nguyễn Khắc Ngữ được bổ nhiệm làm Giám Mục Long Xuyên, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm Linh Mục Phaolô Nguyễn Văn Thãnh(giáo phận Vĩnh Long) lên thay thế chức Tổng Tuyên Uý. Với ưu tư rất nhiều đến việc giáo dục đức tin cho các em và đoàn ngũ hoá các em trong công việc làm tông đồ cho giới trẻ, cha Thãnh đã liên lạc ngay với các cha phụ trách Hội Nghĩa Binh Thánh Thể tại các địa phận cùng họp mặt.
Thế là một Đại Hội Tuyên Uý đầu tiên đã được diễn ra tại Sài Gòn từ ngày 28 đến 30 tháng 11 năm 1964, và một số đề tài đã được đặt ra để thảo luận và nghiên cứu tìm hướng đi chung cho Nghĩa Binh Thánh Thể. Một số điểm nổi bật được đặt ra để thảo luận và nghiên cứu:
- Địa Phận Vĩnh Long: Cha Tôma Nguyễn Văn Vẽ.
- Địa Phận Huế: Cha Nguyễn Cao Lộc (sau này là cha Trần Thắng Trung).
- Địa Phận Long Xuyên: Cha Đinh Công Thi (sau này là cha Tâm).
- Địa Phận Cần Thơ: Cha Trần Minh Chiêu (sau này cha Vũ Thanh Tường).
- Địa Phận Mỹ Tho: Cha Giuse Nguyễn Văn Chúc
- Địa Phận Kontum: Cha Phạm Thiên Trường (sau này là cha Nguyễn Văn Tú)
Các linh mục trên đã đóng góp rất nhiều công sức cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong thời gian chuyển biến này. Đặc biệt nhất là linh mục Tôma Nguyễn Văn Vẽ Tuyên Uý Địa Phận Vĩnh Long đã cho ra đời 10 điều tâm niệm và được chấp thuận đem vào Nội Quy và cho thi hành thử trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, với mục đích nhắc nhớ đoàn sinh trong Phong Trào lo chu toàn bổn phận của mình: Bổn phận đối với Chúa, bổn phận đối với gia đình, bổn phận đối với xã hội và giáo hội; căn cứ vào 4 khẩu hiệu truyền thống của Phong Trào: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm Tông Đồ, viết theo thể văn vần để cho dễ đọc và dễ nhớ:
MƯỜI ĐIỀU LUẬT THIẾU NHI THÁNH THỂ
1. Thiếu Nhi dâng ngày mỗi sáng. Làm cho đời sống hoá nên lời cầu.
2. Thiếu Nhi tôn sùng Thánh Thể siêng năng chiụ lễ viếng Chúa nhà chầu.
3. Thiếu Nhi hy sinh chiụ khó. Luôn nhìn Thánh Giá cực khổ vẫn vui.
4. Thiếu Nhi nhờ Mẹ quyết thắng. Luôn làm gương sáng xứng một tông đồ.
5. Thiếu Nhi vâng lời cha mẹ và hết những kẻ chỉ huy Phong Trào.
6. Thiếu Nhi nết na đằm thắm. Giữ mình trong trắng trong cách nói làm.
7. Thiếu Nhi giầu tình bác ái. Tim luôn quảng đại giúp kẻ quanh mình.
8. Thiếu Nhi một lòng thành thực. Nói làm đúng mực, không dối không ngoa.
9. Thiếu Nhi chuyên cần bổn phận. Việc làm đúng đắn không bỏ nửa chừng.
10. Thiếu Nhi biên kho mỗi tối. Thật thà không dối cộng góp hàng tuần.
· Cùng với các Tuyên Uý đã được các Đức Giám Mục bổ nhiệm kể trên, mỗi giáo phận đều có các Huynh Trưởng do chính các Tuyên Uý địa phương đặc cách bổ nhiệm và thành lập Ban Quản Trị tạm thời của Giáo Phận. Các Ban Quản Trị này cùng với Linh Mục Tổng Tuyên Uý đã thành lập Ban Lãnh Đạo Trung Ương đầu tiên của Phong Trào, chính Ban Lãnh Đạo này đã soạn thảo Nội Quy để đặt ra hướng đi mới cho Phong Trào và thống nhất trên bình diện toàn quốc. Và cuối năm 1964, bản dự thảo Nội Quy Thống Nhất Phong Trào Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam được đệ trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và được chấp thuận “để thi hành thử” trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, với đề nghị: Hội Nghĩa Binh Thánh Thể được đổi thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Sống trong hoàn cảnh mới và nền giáo dục tại miền Nam được phát triển, xã hội cũng thay đổi thật nhiều, nguy cơ cho giới trẻ về phương diện đạo đức cũng mỗi ngày một lớn và trở thành mối quan ngại cho các chủ chiên Việt Nam. Đứng trước nguy cơ đó, các vị Tuyên Uý của các Đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể đã có một cuộc họp mặt quan trọng tại Sài Gòn, và hai vấn đề được nêu ra để bàn cãi :
1/ Cần thống nhất về tổ chức trên căn bản từ xứ đạo, địa phận và toàn quốc (Miền Nam VN).
2/ Đặt trọng tâm vào giáo dục trẻ em, là làm sao cho các em vừa giữ được nề nếp sinh hoạt đạo đức cổ truyền, vừa có những sinh hoạt vui tươi lành mạnh.
Trong hoàn cảnh đất nước thay đổi, các bậc lãnh đạo của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể cũng muốn tạo một khí thế mạnh cho giới trẻ công giáo trong lãnh vực giáo dục cả đạo lẫn đời.
Năm 1965, Đại Hội Tuyên Uý lần thứ II lại được thực hiện theo đúng dự định của tinh thần Đại Hội I. BẢN NỘI QUY THỐNG NHẤT đầu tiên được ra mắt và danh xưng cũng được chính thức thay đổi. Kết quả của cuộc họp thật là lớn lao: một cơ cấu mới đã ra đời: Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Qua bản Nội Quy Thống Nhất: đường hướng của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam được tách rời khỏi PhongTrào Gốc ở Toulouse. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam chủ trương:
- Huấn luyện đạo đức (với 4 khẩu hiệu truyền thống)
- Huấn luyện nhân bản bằng những phương pháp chuyên môn, bằng các sinh hoạt trẻ.
Đó là hướng đi mới của Phong Trào qua Bản Nội Quy Thống Nhất.
Và để giúp quảng bá Phong Trào sâu rộng trên toàn quốc, một tờ báo mang danh: BáoThiếu Nhi Thánh Thể, của Phong Trào toàn quốc cũng được xuất bản hàng tháng ngay từ tháng 7 năm 1965, để cung cấp các tin tức và là mối dây liên lạc cho các đoàn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1966, trong khí thế vươn lên như sóng nước đã tràn vào những sinh hoạt xã hội từ địa phương đến trung ương, trước sự lớn mạnh và trưởng thành hơn trong sinh hoạt giáo dục. Ngày 24 tháng 6 năm 1966, Bộ Thanh Niên đã cấp giấy phép sinh hoạt số 300/BTN/SHTN/NĐ (Bộ Thanh Niên/Sinh hoạt Thiếu Niên/Nghị Định) để Phong Trào chính thức hoạt động như một đoàn thể giáo dục thanh thiếu niên trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Tháng 6 năm 1966, Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc đầu tiên được tổ chức tại trường Thánh Tâm, Sàigòn có vào khoảng 300 Huynh Trưởng trên toàn quốc về tham dự. Cũng trong chiều hướng trao trách nhiệm cho giới trẻ, Đại Hội đã bầu ra một Ban Quản Trị Toàn Quốc cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam đầu tiên là:
- Chủ Tịch: Trưởng Phêrô Nguyễn Văn Liêm (hiện đang sống tại Houston, TX, Hoa Kỳ).
- Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Trưởng Nguyễn Thị Huệ
- Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Trưởng Nguyễn Văn Hùng (về sau Tr. Tuý Hoa thay thế)
- Tổng Thư Ký: Trưởng Võ Thành Lễ
- Tổng Thủ Quỹ: Trưởng Liên (về sau là Trưởng Nguyệt Vân thay)
Sự thay đổi quá mau lẹ và những “tư tưởng hợp thời” nên các nơi dễ dàng chấp nhận, chính vì vậy mà nhiều họ đạo đã thành lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, và sự bùng lên này đã làm cho các vị Tuyên Uý phải quan tâm. Trong thời gian này, Đại Hội Tuyên Uý III được tổ chức tại Vĩnh Long vào tháng 4 năm 1967 để sửa đổi NỘI QUY THỐNG NHẤT và chuẩn bị cho Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc, Đại Hội cũng đưa ra đường hướng hoạt động, nhưng bỏ dở dang những phương thức phát triển? Được dịp các sáng kiến sinh hoạt địa phương đua nhau tươi nở, tuỳ theo khả năng của các Huynh Trưởng mà mỗi đoàn đều có các hình thức sinh hoạt khác nhau. Ngoài trời thì có những sinh hoạt do các Huynh Trưởng điều hành, còn trong nhà thờ thì có các ông quản, bà quản hoặc các thầy, các dì (sơ) trông nom. Phong Trào đã thay đổi để vươn lên và phát triển mạnh mẽ đã làm cho các bậc cha mẹ và những vị có trách nhiệm giáo dục lại quan tâm thêm một lần nữa về những thay đổi tâm tính khác thường của các em. Trong thư luân lưu Tỉnh Thức và Cầu Nguyện năm 1968 của Đức Giám Mục PX. Nguyễn Văn Thuận đã nhắc nhớ: “Cũng như mọi hình thức nẩy nở lớn mạnh, sự thay đổi này không thể nào thành tựu mà không gặp những khó khăn.”
1968, đất nước lại bị chiến tranh gây thêm những niềm đau và nát tan trong mọi lãnh vực. Sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể cũng bị ảnh hưởng.
Để duyệt xét lại tình hình sinh hoạt ở các nơi, Đại Hội Tuyên Uý lần thứ IV được triệu tập vào tháng 11 năm 1968 tại Vĩnh Long với hai mục đích chính: Tu chính nội quy và phát động chiến dịch quảng bá mới. Và Đại Hội đưa đến kết quả là hình thành thêm ngành Nghĩa Sĩ, và quyết định tạo điều kiện để một phái đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Trung Ương đi thăm viếng sinh hoạt Phong Trào tại các địa phận để cổ động và phát huy Phong Trào.
BƯỚC TIẾN
Sự phát triển của Phong Trào ngày một lớn mạnh trên bình diện quốc gia, những suy tư và những nghiên cứu đã trưởng thành hơn, nên đầu năm 1969 trụ sở trung ương được khởi công xây cất tại cầu Cái Cam, Vĩnh Long một ánh sáng đã loé lên ở một chân trời hy vọng.
Ngày 4 Tháng 6 năm 1970 trụ sở Trung Ương được long trọng khánh thành, nơi đây có một cơ sở huấn luyện huynh trưởng và một toà soạn điều hành tờ báo Thiếu Nhi Thánh Thể, cơ quan thông tin liên lạc chính thức của Phong Trào và cũng là nơi in ấn các tài liệu sinh hoạt của Phong Trào.
Tháng 9 năm 1969, Đại Hội Ban Lãnh Đạo Toàn Quốc đầu tiên được triệu tập (gồm Ban Tuyên Uý và Ban Huynh Trưởng) tại Betania, Chí Hoà, Sài Gòn, những điểm chính của Đại Hội là:
Nhờ đó, bản dự thảo Nội Quy được soạn thảo lại kĩ lưỡng hơn và đệ trình lên Ban Lãnh Đạo Toàn Quốc duyệt xét lại. Sau nhiều lần thảo luận và bàn cãi sôi nổi, Đại Hội Ban Lãnh Đạo 1970 đã thông qua bản Nội Quy mới đặt nền tảng cho bước tiến vượt bực của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam trong giai đoạn mới.
Một số điểm đã hoàn chỉnh và chính yếu sau đây trong bản Nội Quy Mới:
1. Mục tiêu chính là giáo dục trẻ em về hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên. Về phương diện tự nhiên: Đào tạo các em có được sức khoẻ tốt, có các đức tính nhân bản, khả năng khéo léo, tháo vát tay chân và biết giúp ích. Về phương diện siêu nhiên: thực hành đức tin qua cách sống của từng lứa tuổi khác nhau.
2. Những điểm cốt lõi của Nghĩa Binh Thánh Thể vẫn còn là những tài sản quý báu dành để áp dụng cho Thiếu Nhi Thánh Thể. Như việc dâng ngày mỗi sáng, tinh thần cầu nguyện hướng lòng về Chúa Thánh Thể, tinh thần hy sinh nhỏ bé hoà hợp cùng với công việc tông đồ nhỏ bé theo con đường thơ ấu thiêng liêng của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng (Thèrèsa De Lisieux), mà ngày nay ta gọi là phương pháp sống Ngày Thánh Thể.
3. Thánh Kinh được lồng vào tất cả các sinh hoạt của Phong Trào, để tạo bầu khí và khung cảnh hỗ trợ cho các mục tiêu giáo dục hay sinh hoạt của Thiếu Nhi Thánh Thể rất tự nhiên và hữu hiệu.
4. Đặt chương trình thăng tiến đoàn sinh cho các ngành. Hầu hết các yếu tố quan trọng về tâm lí của các lứa tuổi đều được chú tâm: sinh hoạt theo từng lứa tuổi, sinh hoạt theo đội, ca hát vui chơi ngoài trời hợp với tâm lí hiếu động của tuổi trẻ.
5. Soạn thảo Quy Chế Huấn Luyện Huynh Trưởng Các Cấp. Huynh Trưởng không phải chỉ là một Trưởng sinh hoạt mà là một nhà giáo dục, muốn trở thành Huynh Trưởng phải tới tuổi trưởng thành và được huấn luyện qua các cấp Huynh Trưởng Tập Sự, Cấp I, Cấp II, Cấp III và Đặc Cấp (Sinai). Phong Trào đòi hỏi nơi người Huynh Trưởng thật nhiều cố gắng và khả năng để hướng dẫn các em tới một nền giáo dục công giáo chân thực.
6. Sắp xếp lại việc tổ chức và điều hành của Phong Trào, thống nhất các nghi thức. Thành lập Ban Nghiên Huấn Trung Ương.
Vào những năm đầu của thập niên 60, trào lưu văn hoá tây phương du nhập mạnh vào Việt Nam từ lãnh vực văn hoá, xã hội những phương pháp giáo dục trẻ em hữu hiệu cũng được các nhà giáo dục đặc biệt lưu tâm; Vì thế, sinh hoạt của Nghĩa Binh Thánh Thể bắt đầu đòi hỏi đổi mới để phù hợp với tiến trình tâm lí của tuổi trẻ trong một thời đại mới.
Ý thức được những thay đổi tâm lí đó, nhiều vị Tuyên Uý của Nghĩa Binh địa phương đã bắt đầu đem các sáng kiến riêng rẽ cá nhân của mình vào sinh hoạt các Đoàn. Nhiều nơi đã cho phép các em có những sinh hoạt chung ngoài phạm vi nhà thờ, với ca hát, trò chơi, cắm trại v.v…Từ đồng phục cho đến tổ chức và sinh hoạt, mỗi nơi đều làm khác nhau... Với những nhu cầu đổi mới quá mau lẹ của Nghiã Binh Thánh Thể từ thuần tuý cầu nguyện đạo đức qua vui chơi ca hát đã làm các vị có trách nhiệm phải ưu tư, đắn đo và suy nghĩ.
Năm 1964, cha Tổng Tuyên Uý Micae Nguyễn Khắc Ngữ được bổ nhiệm làm Giám Mục Long Xuyên, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm Linh Mục Phaolô Nguyễn Văn Thãnh(giáo phận Vĩnh Long) lên thay thế chức Tổng Tuyên Uý. Với ưu tư rất nhiều đến việc giáo dục đức tin cho các em và đoàn ngũ hoá các em trong công việc làm tông đồ cho giới trẻ, cha Thãnh đã liên lạc ngay với các cha phụ trách Hội Nghĩa Binh Thánh Thể tại các địa phận cùng họp mặt.
Thế là một Đại Hội Tuyên Uý đầu tiên đã được diễn ra tại Sài Gòn từ ngày 28 đến 30 tháng 11 năm 1964, và một số đề tài đã được đặt ra để thảo luận và nghiên cứu tìm hướng đi chung cho Nghĩa Binh Thánh Thể. Một số điểm nổi bật được đặt ra để thảo luận và nghiên cứu:
- Về nội dung: Đặt lại mục tiêu và phương pháp của Hội. Các vị Tuyên Uý đều thấy rằng, Nghĩa Binh Thánh Thể là một Hội Đạo Đức nằm trong Tổng Hội Tông Đồ Cầu Nguyện cần được giáo dục, dậy dỗ để cầu nguyện. Mặt khác Nghĩa Binh Thánh Thể đứng trước một xã hội đang biến chuyển, nền luân lý đạo đức có chiều hướng suy đồi. Vậy thì đường hướng nào thích hợp nhất cho giới trẻ ngày nay có khả năng đối đầu và vượt thắng những cám dỗ đang lan tràn trên báo chí và phim ảnh? Có nên giữ Hội Nghĩa Binh Thánh Thể như gốc của nó ở Toulouse, Pháp không? Hay cần thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh ở Việt Nam và hợp với thời đại bây giờ... Với những suy tư này, Đại Hội Tuyên Uý đã đưa đến dự thảo thay đổi danh hiệu Nghĩa Binh Thánh Thể thành Thiếu Nhi Thánh Thể (danh xưng này được Hội Đồng Giám Mục qua Đức Cha đặc trách Công Giáo Tiến Hành (ĐC Ngữ) đề nghị thay đổi).
- Về hình thức: Thống nhất tổ chức Phong Trào trên bình diện toàn quốc. Vì chưa có một hệ thống tổ chức rõ ràng, nên Đại Hội đã đề nghị mỗi địa phận sẽ có một Tuyên Uý Địa Phận cộng tác với Tổng Tuyên Uý toàn quốc để đẩy mạnh bước tiến của Phong Trào. (11 trong số 13 giáo phận ở miền Nam Việt Nam, các giám mục đã đề cử tuyên uý cho giáo phận. Hai giáo phận còn lại là Đà Nẵng và Quy Nhơn, vì không có nhiều đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể, đa số các xứ đạo thuộc các giáo phận này đã có Hùng Tâm Dũng Chí, nên không đề cử tuyên uý cho Nghĩa Binh Thánh Thể). Các Đức Giám Mục đã bổ nhiệm các vị Tuyên Uý Địa Phận như sau:
- Địa Phận Vĩnh Long: Cha Tôma Nguyễn Văn Vẽ.
- Địa Phận Huế: Cha Nguyễn Cao Lộc (sau này là cha Trần Thắng Trung).
- Địa Phận Long Xuyên: Cha Đinh Công Thi (sau này là cha Tâm).
- Địa Phận Cần Thơ: Cha Trần Minh Chiêu (sau này cha Vũ Thanh Tường).
- Địa Phận Mỹ Tho: Cha Giuse Nguyễn Văn Chúc
- Địa Phận Kontum: Cha Phạm Thiên Trường (sau này là cha Nguyễn Văn Tú)
Các linh mục trên đã đóng góp rất nhiều công sức cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong thời gian chuyển biến này. Đặc biệt nhất là linh mục Tôma Nguyễn Văn Vẽ Tuyên Uý Địa Phận Vĩnh Long đã cho ra đời 10 điều tâm niệm và được chấp thuận đem vào Nội Quy và cho thi hành thử trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, với mục đích nhắc nhớ đoàn sinh trong Phong Trào lo chu toàn bổn phận của mình: Bổn phận đối với Chúa, bổn phận đối với gia đình, bổn phận đối với xã hội và giáo hội; căn cứ vào 4 khẩu hiệu truyền thống của Phong Trào: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm Tông Đồ, viết theo thể văn vần để cho dễ đọc và dễ nhớ:
MƯỜI ĐIỀU LUẬT THIẾU NHI THÁNH THỂ
1. Thiếu Nhi dâng ngày mỗi sáng. Làm cho đời sống hoá nên lời cầu.
2. Thiếu Nhi tôn sùng Thánh Thể siêng năng chiụ lễ viếng Chúa nhà chầu.
3. Thiếu Nhi hy sinh chiụ khó. Luôn nhìn Thánh Giá cực khổ vẫn vui.
4. Thiếu Nhi nhờ Mẹ quyết thắng. Luôn làm gương sáng xứng một tông đồ.
5. Thiếu Nhi vâng lời cha mẹ và hết những kẻ chỉ huy Phong Trào.
6. Thiếu Nhi nết na đằm thắm. Giữ mình trong trắng trong cách nói làm.
7. Thiếu Nhi giầu tình bác ái. Tim luôn quảng đại giúp kẻ quanh mình.
8. Thiếu Nhi một lòng thành thực. Nói làm đúng mực, không dối không ngoa.
9. Thiếu Nhi chuyên cần bổn phận. Việc làm đúng đắn không bỏ nửa chừng.
10. Thiếu Nhi biên kho mỗi tối. Thật thà không dối cộng góp hàng tuần.
· Cùng với các Tuyên Uý đã được các Đức Giám Mục bổ nhiệm kể trên, mỗi giáo phận đều có các Huynh Trưởng do chính các Tuyên Uý địa phương đặc cách bổ nhiệm và thành lập Ban Quản Trị tạm thời của Giáo Phận. Các Ban Quản Trị này cùng với Linh Mục Tổng Tuyên Uý đã thành lập Ban Lãnh Đạo Trung Ương đầu tiên của Phong Trào, chính Ban Lãnh Đạo này đã soạn thảo Nội Quy để đặt ra hướng đi mới cho Phong Trào và thống nhất trên bình diện toàn quốc. Và cuối năm 1964, bản dự thảo Nội Quy Thống Nhất Phong Trào Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam được đệ trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và được chấp thuận “để thi hành thử” trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, với đề nghị: Hội Nghĩa Binh Thánh Thể được đổi thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Sống trong hoàn cảnh mới và nền giáo dục tại miền Nam được phát triển, xã hội cũng thay đổi thật nhiều, nguy cơ cho giới trẻ về phương diện đạo đức cũng mỗi ngày một lớn và trở thành mối quan ngại cho các chủ chiên Việt Nam. Đứng trước nguy cơ đó, các vị Tuyên Uý của các Đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể đã có một cuộc họp mặt quan trọng tại Sài Gòn, và hai vấn đề được nêu ra để bàn cãi :
1/ Cần thống nhất về tổ chức trên căn bản từ xứ đạo, địa phận và toàn quốc (Miền Nam VN).
2/ Đặt trọng tâm vào giáo dục trẻ em, là làm sao cho các em vừa giữ được nề nếp sinh hoạt đạo đức cổ truyền, vừa có những sinh hoạt vui tươi lành mạnh.
Trong hoàn cảnh đất nước thay đổi, các bậc lãnh đạo của Hội Nghĩa Binh Thánh Thể cũng muốn tạo một khí thế mạnh cho giới trẻ công giáo trong lãnh vực giáo dục cả đạo lẫn đời.
Năm 1965, Đại Hội Tuyên Uý lần thứ II lại được thực hiện theo đúng dự định của tinh thần Đại Hội I. BẢN NỘI QUY THỐNG NHẤT đầu tiên được ra mắt và danh xưng cũng được chính thức thay đổi. Kết quả của cuộc họp thật là lớn lao: một cơ cấu mới đã ra đời: Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Qua bản Nội Quy Thống Nhất: đường hướng của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam được tách rời khỏi PhongTrào Gốc ở Toulouse. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam chủ trương:
- Huấn luyện đạo đức (với 4 khẩu hiệu truyền thống)
- Huấn luyện nhân bản bằng những phương pháp chuyên môn, bằng các sinh hoạt trẻ.
Đó là hướng đi mới của Phong Trào qua Bản Nội Quy Thống Nhất.
Và để giúp quảng bá Phong Trào sâu rộng trên toàn quốc, một tờ báo mang danh: BáoThiếu Nhi Thánh Thể, của Phong Trào toàn quốc cũng được xuất bản hàng tháng ngay từ tháng 7 năm 1965, để cung cấp các tin tức và là mối dây liên lạc cho các đoàn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1966, trong khí thế vươn lên như sóng nước đã tràn vào những sinh hoạt xã hội từ địa phương đến trung ương, trước sự lớn mạnh và trưởng thành hơn trong sinh hoạt giáo dục. Ngày 24 tháng 6 năm 1966, Bộ Thanh Niên đã cấp giấy phép sinh hoạt số 300/BTN/SHTN/NĐ (Bộ Thanh Niên/Sinh hoạt Thiếu Niên/Nghị Định) để Phong Trào chính thức hoạt động như một đoàn thể giáo dục thanh thiếu niên trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Tháng 6 năm 1966, Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc đầu tiên được tổ chức tại trường Thánh Tâm, Sàigòn có vào khoảng 300 Huynh Trưởng trên toàn quốc về tham dự. Cũng trong chiều hướng trao trách nhiệm cho giới trẻ, Đại Hội đã bầu ra một Ban Quản Trị Toàn Quốc cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam đầu tiên là:
- Chủ Tịch: Trưởng Phêrô Nguyễn Văn Liêm (hiện đang sống tại Houston, TX, Hoa Kỳ).
- Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Trưởng Nguyễn Thị Huệ
- Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Trưởng Nguyễn Văn Hùng (về sau Tr. Tuý Hoa thay thế)
- Tổng Thư Ký: Trưởng Võ Thành Lễ
- Tổng Thủ Quỹ: Trưởng Liên (về sau là Trưởng Nguyệt Vân thay)
Sự thay đổi quá mau lẹ và những “tư tưởng hợp thời” nên các nơi dễ dàng chấp nhận, chính vì vậy mà nhiều họ đạo đã thành lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, và sự bùng lên này đã làm cho các vị Tuyên Uý phải quan tâm. Trong thời gian này, Đại Hội Tuyên Uý III được tổ chức tại Vĩnh Long vào tháng 4 năm 1967 để sửa đổi NỘI QUY THỐNG NHẤT và chuẩn bị cho Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc, Đại Hội cũng đưa ra đường hướng hoạt động, nhưng bỏ dở dang những phương thức phát triển? Được dịp các sáng kiến sinh hoạt địa phương đua nhau tươi nở, tuỳ theo khả năng của các Huynh Trưởng mà mỗi đoàn đều có các hình thức sinh hoạt khác nhau. Ngoài trời thì có những sinh hoạt do các Huynh Trưởng điều hành, còn trong nhà thờ thì có các ông quản, bà quản hoặc các thầy, các dì (sơ) trông nom. Phong Trào đã thay đổi để vươn lên và phát triển mạnh mẽ đã làm cho các bậc cha mẹ và những vị có trách nhiệm giáo dục lại quan tâm thêm một lần nữa về những thay đổi tâm tính khác thường của các em. Trong thư luân lưu Tỉnh Thức và Cầu Nguyện năm 1968 của Đức Giám Mục PX. Nguyễn Văn Thuận đã nhắc nhớ: “Cũng như mọi hình thức nẩy nở lớn mạnh, sự thay đổi này không thể nào thành tựu mà không gặp những khó khăn.”
1968, đất nước lại bị chiến tranh gây thêm những niềm đau và nát tan trong mọi lãnh vực. Sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể cũng bị ảnh hưởng.
Để duyệt xét lại tình hình sinh hoạt ở các nơi, Đại Hội Tuyên Uý lần thứ IV được triệu tập vào tháng 11 năm 1968 tại Vĩnh Long với hai mục đích chính: Tu chính nội quy và phát động chiến dịch quảng bá mới. Và Đại Hội đưa đến kết quả là hình thành thêm ngành Nghĩa Sĩ, và quyết định tạo điều kiện để một phái đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Trung Ương đi thăm viếng sinh hoạt Phong Trào tại các địa phận để cổ động và phát huy Phong Trào.
BƯỚC TIẾN
Sự phát triển của Phong Trào ngày một lớn mạnh trên bình diện quốc gia, những suy tư và những nghiên cứu đã trưởng thành hơn, nên đầu năm 1969 trụ sở trung ương được khởi công xây cất tại cầu Cái Cam, Vĩnh Long một ánh sáng đã loé lên ở một chân trời hy vọng.
Ngày 4 Tháng 6 năm 1970 trụ sở Trung Ương được long trọng khánh thành, nơi đây có một cơ sở huấn luyện huynh trưởng và một toà soạn điều hành tờ báo Thiếu Nhi Thánh Thể, cơ quan thông tin liên lạc chính thức của Phong Trào và cũng là nơi in ấn các tài liệu sinh hoạt của Phong Trào.
Tháng 9 năm 1969, Đại Hội Ban Lãnh Đạo Toàn Quốc đầu tiên được triệu tập (gồm Ban Tuyên Uý và Ban Huynh Trưởng) tại Betania, Chí Hoà, Sài Gòn, những điểm chính của Đại Hội là:
- Thành lập Quy Chế Huấn Luyện Huynh Trưởng
- Lưu nhiệm Ban Quản Trị Trung Ương
- Tìm hướng đi để đưa Phong Trào vươn tới.
Nhờ đó, bản dự thảo Nội Quy được soạn thảo lại kĩ lưỡng hơn và đệ trình lên Ban Lãnh Đạo Toàn Quốc duyệt xét lại. Sau nhiều lần thảo luận và bàn cãi sôi nổi, Đại Hội Ban Lãnh Đạo 1970 đã thông qua bản Nội Quy mới đặt nền tảng cho bước tiến vượt bực của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam trong giai đoạn mới.
Một số điểm đã hoàn chỉnh và chính yếu sau đây trong bản Nội Quy Mới:
1. Mục tiêu chính là giáo dục trẻ em về hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên. Về phương diện tự nhiên: Đào tạo các em có được sức khoẻ tốt, có các đức tính nhân bản, khả năng khéo léo, tháo vát tay chân và biết giúp ích. Về phương diện siêu nhiên: thực hành đức tin qua cách sống của từng lứa tuổi khác nhau.
2. Những điểm cốt lõi của Nghĩa Binh Thánh Thể vẫn còn là những tài sản quý báu dành để áp dụng cho Thiếu Nhi Thánh Thể. Như việc dâng ngày mỗi sáng, tinh thần cầu nguyện hướng lòng về Chúa Thánh Thể, tinh thần hy sinh nhỏ bé hoà hợp cùng với công việc tông đồ nhỏ bé theo con đường thơ ấu thiêng liêng của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng (Thèrèsa De Lisieux), mà ngày nay ta gọi là phương pháp sống Ngày Thánh Thể.
3. Thánh Kinh được lồng vào tất cả các sinh hoạt của Phong Trào, để tạo bầu khí và khung cảnh hỗ trợ cho các mục tiêu giáo dục hay sinh hoạt của Thiếu Nhi Thánh Thể rất tự nhiên và hữu hiệu.
4. Đặt chương trình thăng tiến đoàn sinh cho các ngành. Hầu hết các yếu tố quan trọng về tâm lí của các lứa tuổi đều được chú tâm: sinh hoạt theo từng lứa tuổi, sinh hoạt theo đội, ca hát vui chơi ngoài trời hợp với tâm lí hiếu động của tuổi trẻ.
5. Soạn thảo Quy Chế Huấn Luyện Huynh Trưởng Các Cấp. Huynh Trưởng không phải chỉ là một Trưởng sinh hoạt mà là một nhà giáo dục, muốn trở thành Huynh Trưởng phải tới tuổi trưởng thành và được huấn luyện qua các cấp Huynh Trưởng Tập Sự, Cấp I, Cấp II, Cấp III và Đặc Cấp (Sinai). Phong Trào đòi hỏi nơi người Huynh Trưởng thật nhiều cố gắng và khả năng để hướng dẫn các em tới một nền giáo dục công giáo chân thực.
6. Sắp xếp lại việc tổ chức và điều hành của Phong Trào, thống nhất các nghi thức. Thành lập Ban Nghiên Huấn Trung Ương.
- Điểm nổi bật nhất trong lần đổi mới này là việc dùng "Khung Cảnh Thánh Kinh" để làm môi trường đào luyện Huynh Trưởng cũng như giáo dục đoàn sinh các cấp. Do đó một luồng sinh khí mới tràn ngập mọi sinh hoạt của Phong Trào, từ việc "vào Sa mạc" đến các bài ca, trò chơi, sinh hoạt v.v đều thấm nhuần Thánh Kinh nhằm thực hiện một trận "Mưa Manna Thánh Kinh " xuống trên các sinh hoạt của Phong Trào. Trong mọi dạng thức của sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể đều thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh. Một thí dụ thông thường nhất: “Về Ðất…Hứa”, khi các Ðoàn Sinh áp dụng khẩu hiệu này, em hiểu rằng mình sẽ không ngồi mãi nơi đây, vì đây không phải là đất của ta. Ta còn có chỗ khác để ngồi, chỗ mà Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy đi để dọn chỗ cho các con” đó chính là Ðất Hứa. “Hướng Tâm …Lên”, Ðoàn Sinh không chỉ đứng lên bằng thân xác, mà còn vươn cả tâm hồn lên với Thiên Chúa, đang mời gọi các em gần Ngài hơn để được thánh hoá.
- Vẫn giữ nguyên vẹn bốn khẩu hiệu của Nghĩa Binh Thánh Thể: Cầu Nguyễn, Rước Lễ, Hy sinh, Làm Tông Đồ. Biểu hiệu bốn khẩu hiệu này nói lên trong cách chào và xem đây là nền tảng của việc huấn luyện đạo đức cho các em. Ban Lãnh Đạo Trung Ương khi soạn thảo Nội Quy này có ý thức mãnh liệt và rất rõ ràng về vai trò của Bí Tích Thánh Thể trong việc huấn luyện đạo đức cho các em: các em sẽ được biến đổi nên giống Chúa Giêsu nhờ ăn và uống Mình và Máu Chúa Kitô, cũng có nghĩa là nên Thánh và nên Thánh mỗi ngày. Do đó, sẽ không có ai và không có phương pháp nào, kỹ năng nào có thể làm cho giới Thiếu Nhi nên Thánh một cách hữu hiệu cho bằng rước Mình và Máu Thánh Chúa. Cũng nên nhớ: Thánh Hoá là việc của Chúa Giêsu Thánh Thể, Giáo Dục là việc của con người, hiểu đúng như vậy mới thấy vai trò của người huấn luyện chỉ là phụ thuộc.
C. THIẾU NHI THÁNH THỂ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI (1970-1975)
Với những bổ sung và sáng kiến mới vừa kể trên, cùng với sự nhiệt thành của các Tuyên Uý đã đưa Phong Trào tiến tới một giai đoạn mới. Thiếu Nhi Thánh Thể Tân Hành Ca ra đời trong bối cảnh này, do chính linh mục Tổng Tuyên Uý Phaolô Nguyễn Văn Thãnh sáng tác đã bao gồm tất cả lý tưởng và nền tảng của Phong Trào trong giai đoạn mới này. Sau bao nhiêu năm tháng thăng trầm theo vận nước nổi trôi Tân Hành Ca vẫn còn tồn tại đến hôm nay. Với những niềm vui phấn khởi này, các xứ đạo đều thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và con số chính thức cuối năm 1974 là 150,000 đoàn viên với hơn 3,800 Huynh Trưởng các cấp hoạt động trong 650 giáo xứ trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Ngày 10/11/1970, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phê chuẩn bản NỘI QUY MỚI và phổ biến thi hành trên toàn quốc vào đầu năm 1971. Đồng thời, Ban Lãnh Đạo bổ nhiệm thêm các vị tuyên uý phụ tá trên toàn quốc như sau:
- Phó Tổng Tuyên Uý đặc trách sinh hoạt: Linh Mục Phaolô Trần Viết Thọ
- Phó Tổng Tuyên Uý đặc trách Nghiên Huấn: Linh Mục Giuse Vũ Đức Thông
Những bổ nhiệm mới của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, như một luồng sinh khí mới của Chúa Thánh Thần đã thổi vào Phong Trào và đưa Phong Trào tiến mạnh vào những năm của đầu thập niên 70.
Về mặt huấn luyện: mùa hè 1971, Ban Nghiên Huấn Trung Ương cũng đã liên tục mở các khoá huấn luyện tại trụ sở Vĩnh Long và đến tận các địa phương xa xôi. Ban Lãnh Đạo Trung Ương cũng thường xuyên đi khắp các giáo phận để thăm viếng khuyến khích và nâng đỡ để phát triển các đoàn địa phương. Các chuyến công tác và huấn luyện ở miền Trung và vùng cao nguyên thường gặp nhiều trở ngại trong bối cảnh đất nước chiến tranh, tuy nhiên Chúa vẫn hằng gìn giữ Phong Trào qua các sinh hoạt, đường lối điều hành và huấn luyện mỗi ngày thêm củng cố và vững mạnh.
Qua sự phát triển của Phong Trào, Ban Nghiên Huấn Trung Ương đã thẩm định lại tất cả các tài liệu đang lưu hành trên toàn quốc và đẩy mạnh các công việc sáng tác tài liệu cho Phong Trào, Cha Đoàn Thái Đức (Long Xuyên) là thành viên trong Ban Nghiên Huấn Trung Ương đã xin phép Ban Lãnh Đạo Phong Trào Toàn Quốc tu sửa lại 10 điều tâm niệm để khi đọc lên nghe chỉnh hơn, nhưng nội dung của 10 điều tâm niệm vẫn không thay đổi. Do đó chúng ta có 10 điều tâm niệm hoàn chỉnh và được mọi thành viên trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam sử dụng đến ngày hôm nay:
MƯỜI ĐIỀU LUẬT CỦA THIẾU NHI THÁNH THỂ
1. Thiếu nhi mỗi sáng dâng ngày, điểm tô đời sống hương bay nguyện cầu.
2. Thiếu nhi Thánh Thể nhiệm mầu, tôn sùng rước lễ nhà chầu viếng thăm.
3. Thiếu nhi Thánh Giá Chúa nằm, nhìn lên phấn khởi chuyên cần hy sinh.
4. Thiếu nhi nhờ Mẹ đinh ninh, quyết làm gương sáng xứng danh tông đồ.
5. Thiếu nhi mọi việc nhỏ to, tinh thần vâng phục chuyên lo đậm đà.
6. Thiếu nhi đằm thắm nết na, nói năng hành động nõn nà trắng trong.
7. Thiếu nhi bác ái một lòng, tim luôn quảng đại mới mong giúp người.
8. Thiếu nhi ngay thẳng trọn đời, nói làm đúng mực người người tin yêu.
9. Thiếu nhi dù khó trăm chiều, chu toàn bổn phận mọi điều chăm chuyên.
10. Thiếu nhi thực hiện hoa thiêng, chép ghi mỗi tối cộng biên mỗi tuần.
Năm 1972, một cuộc đại tập họp mang tên Đại Hội Về Đất Hứa được tổ chức tại Bình Triệu, Sàigòn kéo dài ba ngày, có vào khoảng 1,700 huynh trưởng các cấp từ khắp nơi về tham dự để cùng chia sẻ kinh nghiệm, Đại Hội Về Đất Hứa được kết thúc bằng cuộc rước kiệu tôn vinh Thánh Thể thật quy mô với sự tham dự của hơn 30,000 đoàn sinh (đa số thuộc giáo phận Sài Gòn và Xuân Lộc), đánh dấu một sự kiện lịch sử của Phong Trào.
Cũng trong năm 1972, trụ sở Trung Ương được dời về Sài Gòn đặt tại số 202 Trương Minh Ký, Gia Định (sát cạnh nhà thờ Ba Chuông, giáo xứ Đaminh) để sự liên lạc của Phong Trào trên toàn quốc được dễ dàng hơn.
Năm 1973, buổi họp Ban Lãnh Đạo Toàn Quốc được triệu tập để lượng định lại các sinh hoạt trên toàn quốc và nhất là việc thi hành nghiêm chỉnh bản Nội Quy mới.
Ngày 1/9/1974, Sau khi đã được Uỷ Ban Giám Mục Tông Đồ Giáo Dân cứu xét và phê chuẩn ngày 22/8/1974, ấn ký bởi Đức Giám Mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ, bản Nội Quy Mới được Hội Đồng Lãnh Đạo công bố thi hành chính thức trên toàn quốc.
Trong suốt những năm 1964-1974, vị Tổng Tuyên Uý khả kính Phaolô Nguyễn Văn Thãnh đã cống hiến hết sức lực cho Phong Trào, sau nhiều năm tận tuỵ ngài cảm thấy sức khoẻ xuống dần và xin từ nhiệm. Sau khi tham khảo ý kiến của các linh mục địa phận, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bổ nhiệm linh mục Giuse Vũ Đức Thông trong chức vụ Tổng Tuyên Uý Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, đồng thời bổ nhiệm thêm các chức vụ trong cơ cấu lãnh đạo như sau:
- Phó Tổng Tuyên Uý đặc trách sinh hoạt: linh mục Trần Viết Thọ
- Phó Tổng Tuyên Uý đặc trách nghiên huấn: linh mục Đoàn Thái Đức
- Tuyên Uý Ngành Ấu Nhi toàn quốc: linh mục Nguyễn Mạnh Trình
- Tuyên Uý Ngành Thiếu Nhi toàn quốc: linh mục Nguyễn Ngọc Sinh
- Tuyên Uý Ngành Nghĩa toàn quốc: linh mục Trần Minh Thực
Sự thay đổi nhân sự này không ảnh hưởng gì đối với những cơ cấu tổ chức của Phong Trào đã có, vì ngay từ đầu linh mục Vũ Đức Thông và các cha đã cộng tác chặt chẽ và sát cánh với linh mục Nguyễn Văn Thãnh trong các cuộc thay đổi hoặc sinh hoạt huấn luyện của Phong Trào; thêm nhân sự, thêm sinh hoạt, Phong Trào bước những bước thật vững chãi hướng về tương lai.
Nhưng niềm vui chưa trọn vẹn!
Biến cố lịch sử đất nước , 30 tháng 4 năm 1975, Hoạt động của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể bị ảnh hưởng và hầu như tê liệt hoàn toàn do chưa được sự đồng cảm của chính quyền đương đại Thêm một lần nữa hạt Thiếu Nhi Thánh Thể lại bị vùi dập vào trong lòng đất mẹ: các cha Tuyên Uý bị ngưng hoạt động, các Huynh Trưởng mất liên lạc, mỗi người mỗi nơi, gia đình phân tán tản mác khắp bốn phương trời, có những nơi tự điều chỉnh sinh hoạt cho hợp với hoàn cảnh nhưng thất bại. Phải chăng Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể chấm dứt từ đây? Hay là cơ hội cho hạt giống Thiếu Nhi Thánh Thể âm thầm thấm vào suy tư của các cha Tuyên Uý, Trợ Uý, Huynh Trưởng để rồi sự sống từ từ nẩy lộc!
Với những bổ sung và sáng kiến mới vừa kể trên, cùng với sự nhiệt thành của các Tuyên Uý đã đưa Phong Trào tiến tới một giai đoạn mới. Thiếu Nhi Thánh Thể Tân Hành Ca ra đời trong bối cảnh này, do chính linh mục Tổng Tuyên Uý Phaolô Nguyễn Văn Thãnh sáng tác đã bao gồm tất cả lý tưởng và nền tảng của Phong Trào trong giai đoạn mới này. Sau bao nhiêu năm tháng thăng trầm theo vận nước nổi trôi Tân Hành Ca vẫn còn tồn tại đến hôm nay. Với những niềm vui phấn khởi này, các xứ đạo đều thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và con số chính thức cuối năm 1974 là 150,000 đoàn viên với hơn 3,800 Huynh Trưởng các cấp hoạt động trong 650 giáo xứ trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Ngày 10/11/1970, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phê chuẩn bản NỘI QUY MỚI và phổ biến thi hành trên toàn quốc vào đầu năm 1971. Đồng thời, Ban Lãnh Đạo bổ nhiệm thêm các vị tuyên uý phụ tá trên toàn quốc như sau:
- Phó Tổng Tuyên Uý đặc trách sinh hoạt: Linh Mục Phaolô Trần Viết Thọ
- Phó Tổng Tuyên Uý đặc trách Nghiên Huấn: Linh Mục Giuse Vũ Đức Thông
Những bổ nhiệm mới của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, như một luồng sinh khí mới của Chúa Thánh Thần đã thổi vào Phong Trào và đưa Phong Trào tiến mạnh vào những năm của đầu thập niên 70.
Về mặt huấn luyện: mùa hè 1971, Ban Nghiên Huấn Trung Ương cũng đã liên tục mở các khoá huấn luyện tại trụ sở Vĩnh Long và đến tận các địa phương xa xôi. Ban Lãnh Đạo Trung Ương cũng thường xuyên đi khắp các giáo phận để thăm viếng khuyến khích và nâng đỡ để phát triển các đoàn địa phương. Các chuyến công tác và huấn luyện ở miền Trung và vùng cao nguyên thường gặp nhiều trở ngại trong bối cảnh đất nước chiến tranh, tuy nhiên Chúa vẫn hằng gìn giữ Phong Trào qua các sinh hoạt, đường lối điều hành và huấn luyện mỗi ngày thêm củng cố và vững mạnh.
Qua sự phát triển của Phong Trào, Ban Nghiên Huấn Trung Ương đã thẩm định lại tất cả các tài liệu đang lưu hành trên toàn quốc và đẩy mạnh các công việc sáng tác tài liệu cho Phong Trào, Cha Đoàn Thái Đức (Long Xuyên) là thành viên trong Ban Nghiên Huấn Trung Ương đã xin phép Ban Lãnh Đạo Phong Trào Toàn Quốc tu sửa lại 10 điều tâm niệm để khi đọc lên nghe chỉnh hơn, nhưng nội dung của 10 điều tâm niệm vẫn không thay đổi. Do đó chúng ta có 10 điều tâm niệm hoàn chỉnh và được mọi thành viên trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam sử dụng đến ngày hôm nay:
MƯỜI ĐIỀU LUẬT CỦA THIẾU NHI THÁNH THỂ
1. Thiếu nhi mỗi sáng dâng ngày, điểm tô đời sống hương bay nguyện cầu.
2. Thiếu nhi Thánh Thể nhiệm mầu, tôn sùng rước lễ nhà chầu viếng thăm.
3. Thiếu nhi Thánh Giá Chúa nằm, nhìn lên phấn khởi chuyên cần hy sinh.
4. Thiếu nhi nhờ Mẹ đinh ninh, quyết làm gương sáng xứng danh tông đồ.
5. Thiếu nhi mọi việc nhỏ to, tinh thần vâng phục chuyên lo đậm đà.
6. Thiếu nhi đằm thắm nết na, nói năng hành động nõn nà trắng trong.
7. Thiếu nhi bác ái một lòng, tim luôn quảng đại mới mong giúp người.
8. Thiếu nhi ngay thẳng trọn đời, nói làm đúng mực người người tin yêu.
9. Thiếu nhi dù khó trăm chiều, chu toàn bổn phận mọi điều chăm chuyên.
10. Thiếu nhi thực hiện hoa thiêng, chép ghi mỗi tối cộng biên mỗi tuần.
Năm 1972, một cuộc đại tập họp mang tên Đại Hội Về Đất Hứa được tổ chức tại Bình Triệu, Sàigòn kéo dài ba ngày, có vào khoảng 1,700 huynh trưởng các cấp từ khắp nơi về tham dự để cùng chia sẻ kinh nghiệm, Đại Hội Về Đất Hứa được kết thúc bằng cuộc rước kiệu tôn vinh Thánh Thể thật quy mô với sự tham dự của hơn 30,000 đoàn sinh (đa số thuộc giáo phận Sài Gòn và Xuân Lộc), đánh dấu một sự kiện lịch sử của Phong Trào.
Cũng trong năm 1972, trụ sở Trung Ương được dời về Sài Gòn đặt tại số 202 Trương Minh Ký, Gia Định (sát cạnh nhà thờ Ba Chuông, giáo xứ Đaminh) để sự liên lạc của Phong Trào trên toàn quốc được dễ dàng hơn.
Năm 1973, buổi họp Ban Lãnh Đạo Toàn Quốc được triệu tập để lượng định lại các sinh hoạt trên toàn quốc và nhất là việc thi hành nghiêm chỉnh bản Nội Quy mới.
Ngày 1/9/1974, Sau khi đã được Uỷ Ban Giám Mục Tông Đồ Giáo Dân cứu xét và phê chuẩn ngày 22/8/1974, ấn ký bởi Đức Giám Mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ, bản Nội Quy Mới được Hội Đồng Lãnh Đạo công bố thi hành chính thức trên toàn quốc.
Trong suốt những năm 1964-1974, vị Tổng Tuyên Uý khả kính Phaolô Nguyễn Văn Thãnh đã cống hiến hết sức lực cho Phong Trào, sau nhiều năm tận tuỵ ngài cảm thấy sức khoẻ xuống dần và xin từ nhiệm. Sau khi tham khảo ý kiến của các linh mục địa phận, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bổ nhiệm linh mục Giuse Vũ Đức Thông trong chức vụ Tổng Tuyên Uý Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, đồng thời bổ nhiệm thêm các chức vụ trong cơ cấu lãnh đạo như sau:
- Phó Tổng Tuyên Uý đặc trách sinh hoạt: linh mục Trần Viết Thọ
- Phó Tổng Tuyên Uý đặc trách nghiên huấn: linh mục Đoàn Thái Đức
- Tuyên Uý Ngành Ấu Nhi toàn quốc: linh mục Nguyễn Mạnh Trình
- Tuyên Uý Ngành Thiếu Nhi toàn quốc: linh mục Nguyễn Ngọc Sinh
- Tuyên Uý Ngành Nghĩa toàn quốc: linh mục Trần Minh Thực
Sự thay đổi nhân sự này không ảnh hưởng gì đối với những cơ cấu tổ chức của Phong Trào đã có, vì ngay từ đầu linh mục Vũ Đức Thông và các cha đã cộng tác chặt chẽ và sát cánh với linh mục Nguyễn Văn Thãnh trong các cuộc thay đổi hoặc sinh hoạt huấn luyện của Phong Trào; thêm nhân sự, thêm sinh hoạt, Phong Trào bước những bước thật vững chãi hướng về tương lai.
Nhưng niềm vui chưa trọn vẹn!
Biến cố lịch sử đất nước , 30 tháng 4 năm 1975, Hoạt động của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể bị ảnh hưởng và hầu như tê liệt hoàn toàn do chưa được sự đồng cảm của chính quyền đương đại Thêm một lần nữa hạt Thiếu Nhi Thánh Thể lại bị vùi dập vào trong lòng đất mẹ: các cha Tuyên Uý bị ngưng hoạt động, các Huynh Trưởng mất liên lạc, mỗi người mỗi nơi, gia đình phân tán tản mác khắp bốn phương trời, có những nơi tự điều chỉnh sinh hoạt cho hợp với hoàn cảnh nhưng thất bại. Phải chăng Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể chấm dứt từ đây? Hay là cơ hội cho hạt giống Thiếu Nhi Thánh Thể âm thầm thấm vào suy tư của các cha Tuyên Uý, Trợ Uý, Huynh Trưởng để rồi sự sống từ từ nẩy lộc!