"Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá" (Mt 4,19). Lời mời gọi của Đức Giêsu đã làm thay đổi số phận của những con người lênh đênh trên biển hồ Galilê ngày trước. Họ đã bỏ chài lưới, bỏ thuyền, bỏ cả cha mẹ lại mà đi theo Đức Giêsu làm nghề “lưới người”. “Hãy theo tôi”, 4 môn đệ đầu tiên: Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê đã đáp trả tiếng gọi, đi theo Đức Giêsu và trở nên cột trụ của Giáo Hội.
Phêrô được Chúa chọn làm Tảng Đá, “Đức Giêsu đã nhìn ông Simon và nói: “Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha” (tức là Phêrô) (Ga 1,42); “Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời.” (Mt 16,17).
Chúa nhật III hôm nay, Phúc Âm kể về ơn gọi của bốn môn đệ đầu tiên. Xin được suy niệm về Thánh Phêrô, vị Tông đồ trưởng, vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo hội, một con người với nhiều lầm lỗi, yếu đuối nhưng rất nhiệt thành, can đảm, xác tín, chân thành và tràn đầy lòng mến.
Có thể chia cuộc đời Thánh Phêrô làm hai phần: Cuộc đời phần một từ khi theo Chúa Giêsu ở biền hồ Galilêa (Mt 4,12-23) đến lúc chối Thầy (Ga 18, 25-27). Cuộc đời phần hai từ khi theo Thầy ở Biển Hồ Tibêria (Ga 21,1-19) cho đến cuối đời Tử Đạo ở Roma (x. Cô đơn và sự tự do.Lm Nguyễn Tầm Thường).
1. CUỘC ĐỜI PHẦN MỘT
Cuộc đời phần một của Phêrô có đặc điểm là đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác. Góp nhặt những đoạn Phúc âm nói về Phêrô, sẽ thấy một mảnh đời phần một của Ngài có nét chân dung: vị Tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất.
- Mắng lần thứ nhất:
Quân yếu tin! (Mt 14,31).Vào một đêm, Chúa Giêsu hiện ra đi trên biển. Chưa có ai đi trên biển bao giờ. Các môn đệ thấy vậy liền hoảng hốt la lên: “Ma kìa!”. Chúa Giêsu bảo không phải là ma mà là Thầy đây. Các môn đệ bán tín bán nghi, Phêrô thách đố: Nếu là Thầy thật, hãy truyền cho tôi đi trên mặt nước mà đến với Thầy. Người ấy truyền cho Phêrô: Hãy đến! Phêrô liền bước xuống biển đi nhẹ nhàng, nhưng rồi ông ngờ vực nên bị chìm xuống. Sợ hãi quá đỗi, Phêrô van xin: Lạy Thầy, xin cứu con. Đưa tay cứu Phêrô lên, Chúa mắng: Quân yếu tin!
- Mắng lần thứ hai:
Ngu tối! (Mt 15,16). Có lần tranh luận với các Pharisiêu về tập tục rửa tay trước khi ăn, Chúa Giêsu nói: ‘Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế”(Mt 15,11). Chúa ám chỉ tâm địa trong lòng xác định tốt xấu chứ không phải hình thức tập tục bên ngoài. Có môn đệ lại hỏi: Xin Thầy giải nghĩa cho chúng con! Đến bây giờ rồi anh em còn ngu tối đến vậy sao? Người bị mắng đó là Phêrô. Cụm từ “Đến bây giờ rồi” cho ta cảm tưởng là đã hoài công dạy dỗ mà vẫn không khá, nghĩa là chậm hiểu, cho đến bây giờ mà vẫn còn chậm như thế.
Mắng lần thứ ba:
Satan! (Mc 8,33). Lần này Chúa mắng Phêrô một cách thê thảm. Chúa bảo Phêrô là Satan khi Phêrô can ngăn Chúa đừng lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Đọc Phúc âm, ta thấy càng ngày Chúa càng mắng Phêrô nặng hơn. Đến cuối đời còn mắng thêm một lần nữa. Chuyện xảy ra lúc các thượng tế, binh lính cùng gậy gộc đến bắt Chúa trong vườn Cây Dầu, Phêrô rút gươm. Nhưng Chúa đã trả lời hành động ấy: hãy xỏ gươm vào vỏ, ai dùng gươm sẽ chết vì gươm. Hay ngươi tưởng Ta không thể cầu cứu với Cha Ta cấp cho Ta ngay mười hai cơ binh thiên thần sao? (Mt 26,52).
Nhìn lại cuộc đời Phêrô, thấy Chúa mắng nhiều hơn khen. Chỉ có một lần khen, khi Chúa hỏi các môn đệ: Các con nghĩ Thầy là ai? Phêrô tuyên tín: Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Chúa khen: “Này anh Simon, con ông Giona, anh thật có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16,16-17). Như vậy là Thần Khí Chúa nói, nếu không do Thần Khí thì Phêrô không biết sẽ nói Chúa là ai.
Môn đệ đi theo Chúa bị mắng nhiều hơn khen. Lần nào Chúa cũng mắng Phêrô trước đám đông. Điều lạ lùng là Phêrô không bao giờ giận Chúa, không lúc nào bỏ Chúa mà vẫn luôn xác tín “bỏ Thầy con biết theo ai?”. Điều hết sức huyền nhiệm là Chúa lại chọn kẻ bị mắng ấy làm Tảng Đá để xây dựng Giáo Hội và trao chìa khoá Nước Trời.
Thánh Phêrô là con người yếu đuối hay lầm lỗi nhưng rất chân thành và tràn đầy lòng yêu mến Thầy. Trong cuộc khổ nạn của Chúa, Thánh Phêrô đã bộc lộ sự yếu đuối và lòng mến của mình cách rõ ràng nhất. Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy đến ba lần. Phêrô chối Thầy vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy. Trước cái chết của Thầy, Phêrô rùng mình sợ hãi, tìm đường chạy trốn. Lúc bình tĩnh lại, đối diện với sự yếu đuối và vấp ngã của mình, Phêrô đã khóc lóc hối hận, nước mắt ăn năn nhạt nhoà khuôn mặt hốc hác hằn những nếp nhăn. Gà gáy lần thứ ba, Phêrô nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa trẻ, khóc thoả thích, khóc cho vơi hết bao sầu muộn chất chứa trong lòng.
Cuộc đời Thánh Phêrô là sự giằng co giữa yếu đuối và dũng cảm, giữa trọn vẹn và dang dở. Trái tim Ngài có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Sứ vụ Tông đồ có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Chính trong sự vấp ngã vì yếu đuối, cuộc đời phần một của Thánh Phêrô vẫn luôn có một tấm lòng yêu mến, gắn bó với Chúa.
2. CUỘC ĐỜI PHẦN HAI
Cuộc đời phần hai là một thiên anh hùng ca. Sứ mạng theo Đức Kitô nơi phần hai của cuộc đời Thánh Phêrô là một thiên anh hùng ca. Thiên anh hùng ca được khởi đầu từ sự kiện Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra và ban cho các môn đệ mẻ cá lạ lùng (Ga 21,1-19).
Chúa hỏi Phêrô: Anh có yêu mến Thầy không? Phêrô đáp: Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy. Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc. Chúa hỏi Phêrô đến ba lần: Con có yêu mến Thầy không? Phêrô xác định cả ba lần, càng về cuối càng cương quyết hơn. Ba lần chối Chúa đi từ chối nhẹ đến chối nặng thì Phêrô ba lần xác định tình yêu từ nông đến sâu. Sau ba lần đáp lại là một bình minh rửa tội quá khứ. Sau ba lần đáp trả lòng mến chân thành của Phêrô, Chúa Giêsu giao phó sứ mạng: Hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy.
Nhìn lại cuộc đời của Thánh Phêrô, chúng ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim vị Tông đồ lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là Satan thì Phêrô cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá.
Chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa Giêsu không trao Giáo Hội cho một người trí thức thông thái, có tài lãnh đạo, có uy tín mà Chúa lại trao Giáo Hội cho Phêrô, một Tông đồ nhiều khuyết điểm, bị la mắng nhiều hơn khen ngợi? Chắc chắc nơi Phêrô có một lòng mến Chúa thiết tha. Sau ba lần hỏi: Con có yêu mến Thầy không? Và sau ba lần Phêrô xác định tình yêu ấy, Chúa Giêsu trao Giáo Hội cho Ngài. Ngài vâng lời Chúa về Giêrusalem, bài giảng đầu tiên hùng hồn mang về cho Chúa 3000 người xin rửa tội. Kể từ đó Ngài đi vào cánh đồng truyền giáo bao la là thành đô Roma. Đối diện với gian nguy bắt bớ tù đày, Thánh nhân đã can trường làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh. Ngài đã lấy máu đào tử đạo minh chứng cho lòng yêu mến Thầy. Ngài đã viết nên trang sử vàng, hào hùng, vẻ vang cho Giáo Hội sơ khai.
Lòng khiêm nhường, lòng mến Chúa của Thánh Phêrô, kinh nghiệm về ơn tha thứ của Chúa, tất cả đều dẫn đưa Thánh nhân đến với tình yêu của Chúa. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối mà Ngài đã đi bất cứ nơi nào Chúa muốn, cho dẫu nơi đó là ngục tù, là cái chết, bởi lẽ vì tình yêu của Chúa lớn hơn tất cả. Lòng mến Chúa sẽ mở cửa cho người tín hữu chúng ta đi vào Nước trời. Chúa không đòi hỏi nơi mỗi người sự khôn ngoan, tài năng. Chúa chỉ cần lòng mến “con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Khi yêu mến Chúa chúng ta sẽ làm mọi sự đẹp lòng Chúa. Lòng mến là thước đo cho mọi giá trị đạo đời.
Chúa nhật III hôm nay, Phúc Âm kể về ơn gọi của bốn môn đệ đầu tiên. Xin được suy niệm về Thánh Phêrô, vị Tông đồ trưởng, vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo hội, một con người với nhiều lầm lỗi, yếu đuối nhưng rất nhiệt thành, can đảm, xác tín, chân thành và tràn đầy lòng mến.
Có thể chia cuộc đời Thánh Phêrô làm hai phần: Cuộc đời phần một từ khi theo Chúa Giêsu ở biền hồ Galilêa (Mt 4,12-23) đến lúc chối Thầy (Ga 18, 25-27). Cuộc đời phần hai từ khi theo Thầy ở Biển Hồ Tibêria (Ga 21,1-19) cho đến cuối đời Tử Đạo ở Roma (x. Cô đơn và sự tự do.Lm Nguyễn Tầm Thường).
1. CUỘC ĐỜI PHẦN MỘT
Cuộc đời phần một của Phêrô có đặc điểm là đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác. Góp nhặt những đoạn Phúc âm nói về Phêrô, sẽ thấy một mảnh đời phần một của Ngài có nét chân dung: vị Tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất.
- Mắng lần thứ nhất:
Quân yếu tin! (Mt 14,31).Vào một đêm, Chúa Giêsu hiện ra đi trên biển. Chưa có ai đi trên biển bao giờ. Các môn đệ thấy vậy liền hoảng hốt la lên: “Ma kìa!”. Chúa Giêsu bảo không phải là ma mà là Thầy đây. Các môn đệ bán tín bán nghi, Phêrô thách đố: Nếu là Thầy thật, hãy truyền cho tôi đi trên mặt nước mà đến với Thầy. Người ấy truyền cho Phêrô: Hãy đến! Phêrô liền bước xuống biển đi nhẹ nhàng, nhưng rồi ông ngờ vực nên bị chìm xuống. Sợ hãi quá đỗi, Phêrô van xin: Lạy Thầy, xin cứu con. Đưa tay cứu Phêrô lên, Chúa mắng: Quân yếu tin!
- Mắng lần thứ hai:
Ngu tối! (Mt 15,16). Có lần tranh luận với các Pharisiêu về tập tục rửa tay trước khi ăn, Chúa Giêsu nói: ‘Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế”(Mt 15,11). Chúa ám chỉ tâm địa trong lòng xác định tốt xấu chứ không phải hình thức tập tục bên ngoài. Có môn đệ lại hỏi: Xin Thầy giải nghĩa cho chúng con! Đến bây giờ rồi anh em còn ngu tối đến vậy sao? Người bị mắng đó là Phêrô. Cụm từ “Đến bây giờ rồi” cho ta cảm tưởng là đã hoài công dạy dỗ mà vẫn không khá, nghĩa là chậm hiểu, cho đến bây giờ mà vẫn còn chậm như thế.
Mắng lần thứ ba:
Satan! (Mc 8,33). Lần này Chúa mắng Phêrô một cách thê thảm. Chúa bảo Phêrô là Satan khi Phêrô can ngăn Chúa đừng lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Đọc Phúc âm, ta thấy càng ngày Chúa càng mắng Phêrô nặng hơn. Đến cuối đời còn mắng thêm một lần nữa. Chuyện xảy ra lúc các thượng tế, binh lính cùng gậy gộc đến bắt Chúa trong vườn Cây Dầu, Phêrô rút gươm. Nhưng Chúa đã trả lời hành động ấy: hãy xỏ gươm vào vỏ, ai dùng gươm sẽ chết vì gươm. Hay ngươi tưởng Ta không thể cầu cứu với Cha Ta cấp cho Ta ngay mười hai cơ binh thiên thần sao? (Mt 26,52).
Nhìn lại cuộc đời Phêrô, thấy Chúa mắng nhiều hơn khen. Chỉ có một lần khen, khi Chúa hỏi các môn đệ: Các con nghĩ Thầy là ai? Phêrô tuyên tín: Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Chúa khen: “Này anh Simon, con ông Giona, anh thật có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16,16-17). Như vậy là Thần Khí Chúa nói, nếu không do Thần Khí thì Phêrô không biết sẽ nói Chúa là ai.
Môn đệ đi theo Chúa bị mắng nhiều hơn khen. Lần nào Chúa cũng mắng Phêrô trước đám đông. Điều lạ lùng là Phêrô không bao giờ giận Chúa, không lúc nào bỏ Chúa mà vẫn luôn xác tín “bỏ Thầy con biết theo ai?”. Điều hết sức huyền nhiệm là Chúa lại chọn kẻ bị mắng ấy làm Tảng Đá để xây dựng Giáo Hội và trao chìa khoá Nước Trời.
Thánh Phêrô là con người yếu đuối hay lầm lỗi nhưng rất chân thành và tràn đầy lòng yêu mến Thầy. Trong cuộc khổ nạn của Chúa, Thánh Phêrô đã bộc lộ sự yếu đuối và lòng mến của mình cách rõ ràng nhất. Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy đến ba lần. Phêrô chối Thầy vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy. Trước cái chết của Thầy, Phêrô rùng mình sợ hãi, tìm đường chạy trốn. Lúc bình tĩnh lại, đối diện với sự yếu đuối và vấp ngã của mình, Phêrô đã khóc lóc hối hận, nước mắt ăn năn nhạt nhoà khuôn mặt hốc hác hằn những nếp nhăn. Gà gáy lần thứ ba, Phêrô nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa trẻ, khóc thoả thích, khóc cho vơi hết bao sầu muộn chất chứa trong lòng.
Cuộc đời Thánh Phêrô là sự giằng co giữa yếu đuối và dũng cảm, giữa trọn vẹn và dang dở. Trái tim Ngài có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Sứ vụ Tông đồ có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Chính trong sự vấp ngã vì yếu đuối, cuộc đời phần một của Thánh Phêrô vẫn luôn có một tấm lòng yêu mến, gắn bó với Chúa.
2. CUỘC ĐỜI PHẦN HAI
Cuộc đời phần hai là một thiên anh hùng ca. Sứ mạng theo Đức Kitô nơi phần hai của cuộc đời Thánh Phêrô là một thiên anh hùng ca. Thiên anh hùng ca được khởi đầu từ sự kiện Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra và ban cho các môn đệ mẻ cá lạ lùng (Ga 21,1-19).
Chúa hỏi Phêrô: Anh có yêu mến Thầy không? Phêrô đáp: Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy. Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc. Chúa hỏi Phêrô đến ba lần: Con có yêu mến Thầy không? Phêrô xác định cả ba lần, càng về cuối càng cương quyết hơn. Ba lần chối Chúa đi từ chối nhẹ đến chối nặng thì Phêrô ba lần xác định tình yêu từ nông đến sâu. Sau ba lần đáp lại là một bình minh rửa tội quá khứ. Sau ba lần đáp trả lòng mến chân thành của Phêrô, Chúa Giêsu giao phó sứ mạng: Hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy.
Nhìn lại cuộc đời của Thánh Phêrô, chúng ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim vị Tông đồ lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là Satan thì Phêrô cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá.
Chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa Giêsu không trao Giáo Hội cho một người trí thức thông thái, có tài lãnh đạo, có uy tín mà Chúa lại trao Giáo Hội cho Phêrô, một Tông đồ nhiều khuyết điểm, bị la mắng nhiều hơn khen ngợi? Chắc chắc nơi Phêrô có một lòng mến Chúa thiết tha. Sau ba lần hỏi: Con có yêu mến Thầy không? Và sau ba lần Phêrô xác định tình yêu ấy, Chúa Giêsu trao Giáo Hội cho Ngài. Ngài vâng lời Chúa về Giêrusalem, bài giảng đầu tiên hùng hồn mang về cho Chúa 3000 người xin rửa tội. Kể từ đó Ngài đi vào cánh đồng truyền giáo bao la là thành đô Roma. Đối diện với gian nguy bắt bớ tù đày, Thánh nhân đã can trường làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh. Ngài đã lấy máu đào tử đạo minh chứng cho lòng yêu mến Thầy. Ngài đã viết nên trang sử vàng, hào hùng, vẻ vang cho Giáo Hội sơ khai.
Lòng khiêm nhường, lòng mến Chúa của Thánh Phêrô, kinh nghiệm về ơn tha thứ của Chúa, tất cả đều dẫn đưa Thánh nhân đến với tình yêu của Chúa. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối mà Ngài đã đi bất cứ nơi nào Chúa muốn, cho dẫu nơi đó là ngục tù, là cái chết, bởi lẽ vì tình yêu của Chúa lớn hơn tất cả. Lòng mến Chúa sẽ mở cửa cho người tín hữu chúng ta đi vào Nước trời. Chúa không đòi hỏi nơi mỗi người sự khôn ngoan, tài năng. Chúa chỉ cần lòng mến “con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Khi yêu mến Chúa chúng ta sẽ làm mọi sự đẹp lòng Chúa. Lòng mến là thước đo cho mọi giá trị đạo đời.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An